SEO onpage được coi là bước đầu tiên trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Vậy, SEO onpage là gì? Cách SEO onpage hiệu quả là gì? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

SEO onpage là gì?

 
Hiểu một cách đơn giản, SEO onpage đề cập đến tất cả các biện pháp có thể thực hiện trên website để cải thiện/duy trì vị trí của nó trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp tối ưu nội dung, cải thiện thẻ tiêu đề, tối ưu hình ảnh...

Tối ưu onpage hiệu quả đòi hỏi sự phân tích và giám sát thường xuyên. Nếu các vấn đề không được phân tích, đánh giá chi tiết và lên kế hoạch cụ thể, việc SEO onpage thường mang lại ít lợi ích. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, nó có thể tác động ngược lại với mong muốn, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của thứ hạng từ khóa hoặc làm giảm tỷ lệ chuyển đổi.

SEO onpage checklist



  Trên thực tế, không có một quy trình tối ưu onpage chuẩn. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố SEO onpage chính mà cả công cụ tìm kiếm và người dùng đều đánh giá cao

Thiết kế website chuẩn SEO

Thiết kế web chuẩn SEO hiện nay hướng tới đơn giản hóa chức năng website. Hạn chế sử dụng đồ họa phức tạp như Flash.
  • Thiết kế responsive: Website có thể dễ dàng truy cập và hiển thị đẹp trên nhiều thiết bị di động khác nhau như smartphone, máy tính bảng...

  • Kích thước tệp: Kích thước hình ảnh, đồ họa lớn làm tăng thời gian tải trang. Do đó, trong quá trình thiết kế web chuẩn SEO, sử dụng kích thước tệp các nhỏ càng tốt.

  • CTA: CTA hấp dẫn có thể kích thích khách truy cập tương tác với website.

Bạn có nhu cầu thiết kế website?
 
Thiết kế website chuẩn SEO
 

Nội dung chuẩn SEO

Nội dung không chỉ đề cập đến các yếu tố hiển thị trên màn hình, nó còn bao gồm các yếu tố vô hình như thẻ alt hay meta description.
  • Thẻ tiêu đề bằng đầu bằng từ khóa: Thẻ tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất của SEO onpage. Từ khóa đứng càng gần phía đầu của tiêu đề thì nó càng được công cụ tìm kiếm đáng giá cao.

  • Meta description là một yếu tố gián tiếp tác động đến tỷ lệ nhấp trong các trang kết quả tìm kiếm và nó cũng là một thành phần quan trọng trong tối ưu hóa trang web. Đảm bảo có sự tương ứng chặt chẽ giữa từ khóa, chủ đề trong nội dung với nội dung trong thẻ meta.

  • Thẻ H1: Thường thì các website được thiết kế để nhận tiêu đề là thẻ H1. Nhớ kiểm tra code website để xem thẻ H1 có được sử dụng hay không

  • Yếu tố đa phương tiện: Hình ảnh, video và biểu đồ có thể giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian ở trên trang web.

  • Thẻ H2: Thêm từ khóa vào ít nhất 1 thẻ H2

  • Từ khóa xuất hiện trong 100 từ đầu tiên

  • Sử dụng từ khóa ngách, từ khóa đuôi dài để đa dạng hóa từ hóa trong website, tránh việc chèn từ khóa một cách thiếu tự nhiên. Mục tiêu là luôn phải tạo ra một văn bản không chỉ được xây dựng xung quanh 1 từ khóa, mà cần bao gồm các thuật ngữ liên quan và nhiều từ khóa đám mây khác. Điều này giúp mô tả chủ đề bài viết theo cách toàn diện nhất của thể.

  • Tối ưu hình ảnh: Đảm bảo rằng tên hình ảnh được đặt dựa trên từ khóa (dạng tu-khoa.jpg) và từ khóa chính là một phần của thẻ alt ảnh

  • Sử dụng nút chia sẻ mạng xã hội: Mạng xã hội có thể không làm tăng xếp hạng website nhưng nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội có thể làm nhiều người chú ý hơn về website của bạn.

  • Thời gian trải nghiệm của người dùng (Dwell time): Nếu ai đó ấn nút quay lại ngay khi truy cập vào website của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy 1 trang web có nội dung kém chất lượng. Tăng thời gian trải nghiệm người dùng bằng cách viết nội dung dài, nội dung hữu ích và khiến họ muốn đọc nó!

  • Sử dụng outbound link: Sử dụng link out ra các trang uy tín giúp Google dễ dàng hơn trong việc tìm thấy website của bạn.

  • Link nội: Thêm 2 - 3 link nội trong mỗi bài viết.

► Xem thêm: mẫu web chuẩn SEO

Liên kết và cấu trúc web

 
  • Liên kết và cấu trúc website không chỉ hướng dẫn bot đến các trang trên web mà còn được sử dụng để tối ưu hóa điều hướng cho người dùng.

  • Cấu trúc logic và độ sâu thu thập dữ liệu: Phân cấp website không quá 4 cấp độ. Càng ít cấp độ, bot càng dễ tiếp cập và thu thập dữ liệu trên các trang phụ càng nhanh.

  • Liên kết nội bộ: Tăng mức độ liên quan của một từ khóa cụ thể.

  • Canonization: Tránh trùng lặp nội dung website

  • Cấu trúc url: Tạo url ngắn gọn, chứa từ khóa. url ngắn có thứ hạng trên Google tốt hơn từ khóa dài.

► Xem thêm: Cấu trúc web chuẩn SEO

Các yếu tố kỹ thuật khác

Tốc độ tải trang: Tốc độ tải trang là một dấu hiệu xếp hạng. Có đến hơn 70% người dùng sẽ không bao giờ quay lại một website mất hơn 4s để tải. Tối ưu tốc độ tải trang bằng cách nén code, nén hình ảnh và sử dụng hosting nhanh hơn.

Mã nguồn: Một mã nguồn hiệu quả có thể góp phần cải thiện hiệu suất trang web. Các chức năng thừa hoặc phần mã thường có thể được loại bỏ hoặc các yếu tố khác có thể được hợp nhất để giúp Googlebot dễ dàng lập chỉ mục trang web.

Địa chỉ IP: Lý tưởng nhất là bạn phải luôn có một địa chỉ IP duy nhất cho mỗi dự án web. Điều này báo hiệu cho Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng trang web là duy nhất.

Trên đây là một số chia sẻ của Tất Thành - Công ty thiết kế website uy tín tại Hà Nội về SEO onpage. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu SEO onpage là gì, các yếu tố SEO onpage và cách SEO onpage hiệu quả.