Các thành phần cơ bản cần có trên giao diện web

Để hoàn thiện được một website chuyên nghiệp, doanh nghiệp ( chủ sở hữu web) cũng cần có những kiến thức cơ bản về các thành phần cơ bản cần có trên giao diện web. Bởi doanh nghiệp chính là người chủ sở hữu và vận hành trang web sau này và cũng sẽ dễ dàng truyền đạt với người thiết kế web những thành phần trên giao diện mình muốn chỉnh sửa. Nếu bạn đang muốn thiết kế website cho doanh nghiệp của mình thì hãy đọc ngay bài viết này để nắm bắt các thành phần cơ bản cần có trên trang web.

Dưới đây là hình ảnh trực quan để cho thấy cấu trúc giao diện web cơ bản trông như thế nào.
 
 

Tìm hiểu chi tiết các thành phần cơ bản trên giao diện web

Giao diện website tác động tới gần 95% ấn tượng đầu tiên của khách truy cập về doanh nghiệp của bạn. Đó là lý do tại sao việc tìm hiểu các thành phần cơ bản cần có trên giao diện web của bạn lại cần thiết hơn bao giờ hết. Trong thiết kế giao diện web hiện nay đã có những thay đổi lớn về tiêu chuẩn thiết kế, phong cách thiết kế, cách bố trí layout...để phù hợp với mục đích của website cũng như tương thích với các loại thiết bị, thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm v.v. 
 
 
Tìm hiểu chi tiết các thành phần cơ bản trên giao diện web

Tuy nhiên, các thành phần cơ bản của một giao diện web không thể thiếu đó chính là: thanh trên cùng, tiêu đêg, thanh bên, khu vực nội dung, chân trang và thanh dưới cùng. 

Thanh trên cùng (Top-bar)

Thanh trên cùng (Top-bar) là một khu vực mà thông báo đặc biệt có thể được hiển thị cho khách truy cập như một thông tin nếu có một sự kiện cụ thể xảy ra. Mục đích của thanh trên cùng là cung cấp thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm, trong trường hợp thanh trên cùng có thể chuyển hướng khách truy cập đến một chương trình giảm giá đang diễn ra hoặc sản phẩm mới ra mắt.
Nó thường được sử dụng để hiển thị:
  • Thông tin liên hệ của cửa hàng, vị trí
  • Nút đăng ký / đăng nhập đơn giản.
  • Giỏ hàng
  • Hộp tìm kiếm (search box)

Tiêu đề (Header)

Header là một thành phần quan trọng của một trang web vì nó là thứ đầu tiên mà khách truy cập sẽ nhìn thấy trước khi cuộn qua trang web. Vai trò của tiêu đề là cung cấp những thông tin cốt lõi nhất về sản phẩm/dịch vụ của trang để khách hàng tiếp cận và nắm bắt thông tin nhanh nhất.

Tiêu đề được dùng để thể hiện các hình ảnh, văn bản, điều hướng, hình ảnh phổ biến, vv ở đầu trang WEB.

  • Logo
  • Chức năng điều hướng (Menu)
  • Biểu ngữ (banner), slide ( hình ảnh/video)
  • Văn bản giới thiệu
Top bar và header trên giao diện web
Top bar và header trên giao diện web
 
Thanh bên (Side bar)

Side bar được sử dụng để thêm thông tin bổ sung vào trang web khác ngoài tiêu đề và nội dung của trang web. Thông tin được đặt trong thanh bên như sau:

  • Thanh tìm kiếm
  • Danh sách tiêu đề bài viết mới
  • Mục lục bài viết
  • Lịch
  • Quảng cáo banner
  • tag cloud
  • Thay đổi đăng nhập
  • Giỏ hàng
  • bình luận
  • RSS
  • video
  • lưu trữ

Lưu ý: Không nên đặt quá nhiều thông tin ở Side bar khiến nó khó sử dụng. Ngoài ra trên một màn hình nhỏ giống như điện thoại thông minh, sidebar sẽ bị cản trở. Sidebar nên được thiết lập xem xét các điểm mạnh và điểm yếu.

Phần thân (Content area)

Các mục nội dung của trang web là phần quan trọng đối với mỗi một website. Phần này cần phải được trình bày dễ nhìn, đẹp mắt kèm thông tin hay chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn.

Đây là phần nội dung chính cung cấp các thông tin sản phẩm, dịch vụ hay các bài viết chia sẻ dạng blog trên website. Thông thường website sẽ có hệ thống quản lý nội dung web hay còn gọi là CMS để bạn có thể nhập nội dung, chỉnh sửa và đăng tải lên.

Điều quan trọng nhất trong việc thiết kế phần thân là khả năng đọc của văn bản. Bạn phải thiết lập phông chữ phù hợp, kích thước phông chữ, và tiêu đề.

Khu vực nội dung trên giao diện website
Khu vực nội dung trên giao diện website

Chân trang (Footer)
Khu vực chân trang xuất hiện sau khu vực nội dung và cung cấp tóm tắt tổng quan về trang web. Phần này thường hiển thị các thành phần như:
  • Thông tin liên hệ: Địa chỉ, Map
  • Menu
  • Các link liên kết MXH
  • Thông tin bản quyền website
Thanh dưới cùng (Bottom bar)
Thanh dưới cùng được sử dụng để hiển thị thông tin trang web, chẳng hạn như tên máy chủ lưu trữ, tên chủ đề, tên tác giả chủ đề, tên trang web. Menu điều hướng có thể được chèn vào thanh dưới cùng. Thông thường, nó được sử dụng để hiển thị thông tin bản quyền hoặc danh tính trang web ít quan trọng hơn nhưng có thể xem trong một khu vực nhỏ mà không bị phân tâm.

 

Footer và Bottom bar trên giao diện website
Footer và Bottom bar trên giao diện website

Giờ thì bạn đã biết có các thành phần cơ bản nào trên giao diện web rồi chứ? Mong rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để thiết kế ra được những giao diện web phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm về thiết kế giao diện website đẹp, ấn tượng, hãy liên hệ với Tất Thành ngay nhé. Các mẫu giao diện website luôn được Thành thiết kế một cách kỹ lưỡng, giúp bạn nhanh chóng có được một website chuyên nghiệp, hiệu quả với tính thẩm mỹ cao.