1. Logo hợp tác xã - dịch vụ

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển khích phát triển ở Việt Nam. Logo hợp tác xã với nhiều kiểu dáng khác nhau đến từ những hình dạng như hình tròn, hình lục giác, hình vuông,...

2. Logo hợp tác xã - nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình hợp tác xã. Đối với hợp tác xã nông nghiệp thì loại hình này được hiểu là một tổ chức về nông nghiệp với số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên cùng tự nguyện thành lập, đồng sở hữu và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời hợp tác xã tạo ra việc làm cho những người nông dân, nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tập thể các thành viên về tạo ra sản phẩm cũng như lợi nhuận đối với các hoạt động nông nghiệp. Logo hợp tác xã nông nghiệp kết hợp rất nhiều hình ảnh như bó lúa, hạt gạo,... để làm nổi bật lên những điểm đặc trưng cho nông nghiệp.

3. Logo hợp tác xã - vận tải

Hợp tác xã vận tải được hiểu là một hình thức trung gian giữa bộ GTVT và các đơn vị kinh doanh vận tải hoặc những chủ xe kinh doanh nhỏ lẻ. Đây là một hình thức tổ chức kinh tế tập thể được lập ra bởi các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng cách tự nguyện góp vốn, hướng đến lợi ích chung. Logo hợp tác xã vận tải kết hợp những loại hình xe cộ như xe tải, xe du lịch,... thậm chí là kết hợp những con đường đặc trưng cho vận tải. Như chúng ta đã biết đường bộ được xem là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay.

4. Logo hợp tác xã - thủ công mỹ nghệ

Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho đến ngày nay, bao gôm cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.
Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu cụ thể về hàng thủ công mỹ nghệ như sau: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng.

5. Logo hợp tác xã - kinh doanh

Hợp tác xã kinh doanh là tập hợp tất cả các hộ có cùng mục đích kinh doanh như nhau, với mục tiêu cùng nhau phát triển và hưởng lợi ích cùng nhau. Việc hợp tác cùng nhau không những mang lại lợi nhuận, học hỏi và trau dồi cho những cá nhân tham gia những kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Logo hợp tác xã kinh doanh có thể kinh doanh ở nhiều mảng khác nhau như: nông nghiệp, thuỷ hải sản, trồng trọt,...

6. Logo hợp tác xã - trồng rau

Rau được xem là nguồn thực phẩm dễ trồng và cũng mang lại lợi nhuận vô cùng cao. Như chúng ta đã biết để có thể mang lại những nguồn rau chất lượng đòi hỏi cần tuyển chọn những kỹ sư có tay nghề cao trong việc lựa chọn giống tốt và hợp với đất và khí hậu. Phun thuốc trừ sâu hay phân bón cần có một lộ trình phun chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Đa phần những mẫu logo hợp tác xã trồng rau lấy gam màu chủ đạo là xanh lá cây thể hiện sự uy tín trong việc lựa chọn những sản phẩm rau chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

7. Logo hợp tác xã - trồng cây ăn quả

Hợp tác xã trồng cây ăn quả được thành lập trên cơ sở liên kết tự nguyện giữa các thành viên, hoạt động kinh doanh trong ngành nghề được pháp luật cho phép và được chính quyền sở tại khuyến khích hoạt động. Các loại cây ăn quả như cam, xoài, chanh, bưởi,... sử dụng những kinh nghiệm tích luỹ của những người đã trải qua quá trình thử nghiệm và nghiên cứu. 

8. Logo hợp tác xã - trồng lúa

Như chúng ta đã biết nước ta có ngành nông nghiệp lúa nước là ngành chủ yếu mang lại sự phát triển cho nền kinh tế của nước nhà. Mặc khác lúa cũng là nguồn thực phẩm chính của con người. Giai đoạn tạo ra một hạt gạo vô cùng gian nan và đổ nhiều mồ hôi của những người nông dân. Do đó lúa được xem là nguồn thực phẩm quan trọng nhất và có sức ảnh hưởng lớn đến chế độ dinh dưỡng của mối chúng ta.

9. Logo hợp tác xã - trồng hồ tiêu

Hồ tiêu còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Hồ tiêu, trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Cây Hồ tiêu trồng chủ yếu ở nhiều tỉnh miền Nam nước ta, đặc biệt là các tỉnh Châu Đốc, Hà Tiên, Bà Rịa, Phú Quốc, Quảng Trị. Ở một số tỉnh miền Bắc như các vùng tại Vĩnh Linh đã bắt đầu trồng và đang gắng di chuyển dần ra phía bắc miền Bắc Việt Nam. Cây Hồ tiêu thu hoạch mỗi năm khoảng hai lần, sẽ có cách thu hái khác nhau phụ thuộc vào loại hồ tiêu đen hay hồ tiêu trắng.

10. Logo hợp tác xã - trồng xoài

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới chính được trồng tại Việt Nam, chỉ đứng sau chuối. Việt Nam là nước sản xuất xoài lớn thứ 13 thế giới với tổng diện tích trồng trong cả nước khoảng hơn 87.000ha; năm 2020, tổng sản lượng xoài của Việt Nam đạt 893,2 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Logo hợp tác xã trồng xoài thể hiện được sự hợp tác thông qua hai đôi bàn tay bắt lấy nhau hay sự tận tuỵ lựa chọn những mẫu xoài chất lượng của những người nông dân thông qua hình ảnh con người ôm lấy trái xoài.

11. Logo hợp tác xã - nuôi trồng thuỷ sản

Bên cạnh ngành nông nghiệp, công nghiệp, ngành thuỷ hải sản cũng là một trong những ngành đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế nước ta. Hải sản luôn có giá trị dinh dưỡng cao và được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng và yêu thích. Những nơi cung cấp nhiều thuỷ hải sản nhất nước ta có thể phải kể đến như: Cà Mau, TP.HCM, Đồng Tháp, Khánh hoà,... Lượng xuất khẩu thuỷ hải sản mỗi năm của nước ta đều tăng mạnh và có khả năng tăng trưởng ngày một cao hơn.

12. Logo hợp tác xã - nuôi lợn

Thịt lợn được xem là nguồn thực phẩm có lượng tiêu thụ nhiều nhất. Hầu hết thịt lợn luôn xuất hiện trong các món ăn gia đình và là nguồn thực phẩm thiết yếu. Theo tạp chí chăn nuôi Việt Nam, mỗi năm người Việt tiêu thụ khoảng 23,5 kg thịt lợn. Con số khá lớn chứng tỏ rằng thịt lợn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những nơi nuôi lợn luôn mong muốn những chú lợn được ra chuồng phải chất lượng và đáp ứng được tiêu chuẩn trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm có độ an toàn thực phẩm cao.

13. Logo hợp tác xã - nuôi tôm

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị XK thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD. Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị XK chiếm 13-14% tổng giá trị XK tôm của toàn thế giới. Logo hợp tác xã nuôi tôm với mong muốn cùng nhau hợp tác mang lại những giá trị cao để đáp ứng những yêu cầu cao trong việc cung cấp nguồn tôm chất lượng ra ngoài thị trường.

14. Logo hợp tác xã - nuôi ong

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa.  Logo hợp tác xã nuôi ong được tạo hình theo hình dáng tổ ong với mục đích chủ yếu là các sản phẩm mật ong chất lượng.

15. Logo hợp tác xã - nuôi bò

Nhu cầu đối với thịt bò ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 5-6%/năm. Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt đạt 3,15 kg thịt xẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới...Hiện cả nước có 2,33 triệu hộ nuôi bò thịt và 1,23 triệu hộ nuôi trâu. Ngoài thịt heo ra thì vị trí của thịt bò cũng không kém phần quan trọng. Lượng tiêu thụ thịt bò mỗi năm đều có xu hướng tăng. Do đó việc đảm bảo những chú bò xuất khẩu phải chất lượng và đảm bảo được tiêu chuẩn đặc ra của mỗi nước. 

16. Logo hợp tác xã - nuôi gà

Ngoài thịt bò, thịt heo,... thịt gà luôn được mọi lứa tuổi yêu thích đặc biệt là món gà rán luôn có một chỗ đứng vững chắc đối với các bạn trẻ. Mỗi năm lượng xuất khẩu của thịt gà vô cùng cao và mức tăng trưởng có thể xem là ổn đinh. Tuy nhiên dịch bệnh gia cầm có thể là mối đe doạ cho hầu hết những hộ nuôi gà. Logo hợp tác xã nuôi gà với mục tiêu là mang lại những con gà chất lượng nhất và an toàn nhất khi xuất khẩu chúng ra thị trường để người dùng tiêu thụ. 

17. Logo hợp tác xã - kiểu mới 

Logo hợp tác xã ngày này được thiết kế mới mẻ hơn và đa dạng hơn với nhiều mẫu mã khác nhau. Thông thường chúng ta sẽ thấy logo hợp tác xã sử dụng logo hình tròn là chủ yếu nhưng ngày nay với thời đại công nghệ số phát triển, logo hợp tác xã được làm mới hơn và độc đáo hơn trước. Công nghệ thiết kế 3D cũng được sử dụng để làm mới mẻ hình ảnh của chiếc logo.

18. Logo hợp tác xã - đẹp

Với những tạo hình uốn lượn, các phông chữ được tạo bóng hay chứa đựng những màu sắc tươi sáng hơn đã và đang làm cho chiếc logo hợp tác xã ngày càng trở nên thu hút hơn trong mắt người xem, không còn những thiết kế mang tính truyền thống mà ngày càng có những ý tưởng độc đáo hơn nhằm nâng tầm cho mẫu logo này.

19. Logo hợp tác xã - ấn tượng

Ngoài những mẫu logo hợp tác xã chúng tôi đã giới thiệu bên trên, các bạn có thể tham khảo thêm những mẫu logo hợp tác xã khác với những tạo hình độc và lạ. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được những mẫu logo hợp tác xã phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

20 ấn phẩm nhận diện thương hiệu cho hợp tác xã

 

Dưới đây là danh sách 20 ấn phẩm nhận diện thương hiệu cho hợp tác xã:

  1. Logo của hợp tác xã: Biểu tượng đại diện cho hợp tác xã, thường kết hợp với tên của hợp tác xã.
  2. Biển hiệu ngoài trời: Biển hiệu lớn được đặt ở nơi thu hút sự chú ý của công chúng, hiển thị tên và logo của hợp tác xã.
  3. Brochure và catalog sản phẩm: Tài liệu in ấn chứa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã, được phân phối tại các điểm bán hàng hoặc sự kiện.
  4. Website của hợp tác xã: Nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin về hợp tác xã, sản phẩm, và dịch vụ, cũng như cách liên lạc và mua hàng.
  5. Email marketing: Gửi email chứa thông tin về các chương trình khuyến mãi, sự kiện hoặc sản phẩm mới của hợp tác xã cho khách hàng đã đăng ký.
  6. Hộp quà tặng và bao bì sản phẩm: Hộp quà tặng được thiết kế đẹp mắt với logo của hợp tác xã, hoặc bao bì sản phẩm chứa thông tin nhận diện thương hiệu.
  7. Banner quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo trên các trang web và mạng xã hội để tăng sự nhận biết thương hiệu của hợp tác xã.
  8. Sự kiện thương mại và triễn lãm: Tham gia vào các sự kiện thương mại và triễn lãm để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của hợp tác xã.
  9. Mẫu quà tặng: Sản phẩm như áo thun, cốc, hoặc túi xách in logo của hợp tác xã để tặng khách hàng hoặc đối tác.
  10. Mẫu thiết kế sản phẩm: Mẫu thiết kế đồ hoặc sản phẩm của hợp tác xã được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc website để thu hút sự chú ý.
  11. Bảng thông báo và bảng giá: Bảng hiển thị thông tin về sản phẩm và giá cả của hợp tác xã tại các điểm bán hàng.
  12. Thiết kế nội thất cửa hàng: Thiết kế không gian cửa hàng với màu sắc và hình ảnh liên quan đến hợp tác xã.
  13. Banner quảng cáo trên phương tiện vận chuyển: Quảng cáo trên phương tiện vận chuyển như xe buýt hoặc taxi để tăng sự nhận biết thương hiệu.
  14. Video giới thiệu sản phẩm: Video chất lượng cao giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã, được chia sẻ trên các nền tảng truyền thông.
  15. Hình ảnh và video trên mạng xã hội: Cập nhật hình ảnh và video về hoạt động của hợp tác xã trên các trang mạng xã hội.
  16. Thiết kế logo trên sản phẩm: Logo của hợp tác xã được in hoặc khắc trên các sản phẩm để tăng sự nhận biết thương hiệu.
  17. Banner trên trang web đối tác: Quảng cáo trên các trang web đối tác hoặc trang web liên quan đến ngành công nghiệp.
  18. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản sản phẩm: Tài liệu cung cấp hướng dẫn sử dụng và bảo quản sản phẩm, có chứa thông tin nhận diện thương hiệu của hợp tác xã.
  19. Sản phẩm merchandising: Sản phẩm như dù, ô, hoặc balo in logo của hợp tác xã để tặng khách hàng hoặc sử dụng trong các chương trình khuyến mãi.
  20. Quà tặng doanh nghiệp: Quà tặng đặc biệt được thiết kế với logo của hợp tác xã để tặng cho đối tác hoặc khách hàng quan trọng.

Kết luận: Các ấn phẩm nhận diện thương hiệu giúp hợp tác xã xây dựng và tăng cường sự nhận biết thương hiệu của mình trong cộng đồng và thị trường. Đồng thời, chúng cũng tạo ra sự ấn tượng và niềm tin từ phía khách hàng, góp phần vào sự phát triển và thành công của hợp tác xã.

10 lợi ích khi bạn thiết kế logo đẹp, chuyên nghiệp cho hợp tác xã

Việc thiết kế một logo đẹp và chuyên nghiệp cho hợp tác xã có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng, góp phần vào việc xây dựng thương hiệu và tăng cường sự nhận diện. Dưới đây là 10 lợi ích cụ thể:

  1. Thể hiện tính cộng đồng và tập thể: Logo của hợp tác xã có thể thể hiện tinh thần đoàn kết và sự hợp tác trong cộng đồng, giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về sự đoàn kết và tập thể.
  2. Tạo sự tin cậy và ổn định: Một logo chuyên nghiệp và đẹp có thể tạo ra ấn tượng về tính chuyên nghiệp và ổn định của hợp tác xã, giúp tăng cường niềm tin từ phía khách hàng và đối tác.
  3. Thúc đẩy nhận diện thương hiệu: Logo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy nhận diện thương hiệu của hợp tác xã, giúp nó nổi bật và dễ nhớ trong tâm trí người tiêu dùng.
  4. Tạo sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu: Một logo chuyên nghiệp giúp tạo ra sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu trên các nền tảng truyền thông khác nhau, từ biển hiệu đến trang web và văn phòng.
  5. Tăng khả năng tiếp cận thị trường: Một logo đẹp và độc đáo có thể thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng, giúp hợp tác xã mở rộng mạng lưới tiếp thị và tiếp cận thị trường một cách hiệu quả hơn.
  6. Góp phần vào quá trình tiếp thị và bán hàng: Logo chính là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị và bán hàng, giúp tạo ra sự nhận diện và thu hút sự quan tâm từ khách hàng.
  7. Tạo giá trị thương hiệu: Một logo được thiết kế đẹp và chuyên nghiệp có thể góp phần tạo ra giá trị thương hiệu cho hợp tác xã, giúp nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường.
  8. Tạo lòng tin từ cộng đồng: Logo có thể là biểu tượng của sự tín nhiệm và lòng tin từ cộng đồng, góp phần tạo ra một hình ảnh tích cực về hợp tác xã trong cộng đồng địa phương.
  9. Tạo ấn tượng lâu dài: Khi được thiết kế cẩn thận và chuyên nghiệp, logo có thể tạo ra ấn tượng lâu dài trong tâm trí của khách hàng và đối tác, góp phần vào sự thành công dài lâu của hợp tác xã.
  10. Xây dựng đồng đội và tinh thần nhóm: Việc tham gia vào quá trình thiết kế logo có thể tạo ra sự đồng lòng và tinh thần nhóm trong hợp tác xã, giúp tạo ra một tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả.

Kết luận, việc thiết kế một logo đẹp và chuyên nghiệp cho hợp tác xã không chỉ là việc tạo ra một biểu tượng mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường sự nhận diện và tạo ra sự tin cậy từ khách hàng và cộng đồng.