Muốn trở thành một nhân viên tư vấn giỏi, có hai con đường. Một là tự làm theo cách của mình và tích lũy kinh nghiệm theo thời gian. Cách này thì mất nhiều thời gian, hiệu quả thì lại thấp hoặc rất thấp (trừ người rất suất sắc). Cách hai đó chính là học hỏi từ người đi trước, có nhiều kinh nghiệm và có kết quả được chứng minh từ thực tế. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn các nội dung mà bạn có thể trao đổi với khách hàng.
1 - Hãy hỏi khách hàng xem họ đã có ý tưởng gì cho logo chưa?
Tại sao bạn nên hỏi câu này? Bởi nếu khách hàng có ý tưởng rồi thì thường là họ thích đơn vị tư vấn làm theo ý tưởng của họ. Có thể làm y nguyên hoặc tinh chỉnh thêm. Cứ hay hỏi khách hàng để khách hàng cung cấp thông tin. Về phía khách hàng, họ cũng cảm thấy sự phục vụ của đơn vị tư vấn, họ thấy người tư vấn đang quan tâm đến suy nghĩ của họ. Đây là một điểm cộng. Còn nếu khách hàng đã có ý tưởng rồi mà bạn không hỏi họ, bạn cứ trao đổi lan man các vấn đề khác thì khách hàng có thể cảm thấy khó chịu hoặc thấy nhân viên tư vấn không biết cách lắng nghe.
2 - Họ có thích hình ảnh, chữ gì trên logo hay không? 2 - 3 màu mà họ muốn có trong logo là gì?
Việc này giúp bạn có được dữ liệu để tư vấn. Và cũng là dữ liệu cần dùng trong quá trình thực hiện hợp đồng thiết kế logo. Có những khách hàng chưa có ý tưởng cụ thể về logo. Nhưng nếu bạn hỏi họ các hình ảnh, chữ họ muốn có trên logo thì họ sẽ cung cấp cho bạn. Dựa vào các mong muốn về hình ảnh và chữ của họ, bạn cũng sẽ nhận định được một phần mức độ phức tạp của logo. Từ đó sẽ báo được chi phí phù hợp, nâng cao tỷ lệ ký được hợp đồng.
Về màu sắc, khách hàng có thể chọn lựa các phương án chỉ có một hoặc hai hay ba màu. Điều này tùy thuộc vào sở thích của từng người.
3 - Hãy hỏi ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Tại sao bạn nên hỏi câu hỏi này? Có nhiều bạn tư vấn không hỏi gì khách hàng mà ộp thẳng cho khách hàng báo giá. Điều này phản ánh sự trải nghiệm còn ít hoặc chưa phải là người chuyên. Bởi bạn chưa hiểu gì về khách hàng mà đã muốn chốt hợp đồng với họ là một sai lầm. Nếu khách hàng hỏi bạn về giá cả thì bạn hãy trả lời. Còn nếu khách hàng chưa hỏi thì bạn không nên báo giá ngay. Hãy quan tâm khách hàng, hãy hỏi họ một số các nội dung để hiểu về họ, để tư vấn cho họ rồi sau đó hãy báo giá. Nó giống như chuyện tình cảm vậy, bạn không thể ngay lập tức lao đến cầm tay, ôm hôn mình thích mà trước đấy chưa có giai đoạn nói chuyện, tìm hiểu, đi chơi,… vậy. Không nên đốt cháy giai đoạn các bạn ah :D. Đốt cháy giai đoạn là dễ toang lắm :D.
Khi biết khách hàng kinh doanh ngành nghề gì, bạn cũng sẽ dễ tư vấn cho họ hơn.
4 - Hãy hỏi định hướng sản phẩm, dịch vụ của công ty khách hàng đang hướng đến?
- Khách hàng hướng đến bán buôn hay bán lẻ
- Hướng đến khách hàng cao cấp hay phổ thông, bình dân
- Giá cả sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là cao, trung bình hay giá rẻ
- …
Tất cả những điều trên đều có liên quan đến logo. Hỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định hướng về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Từ đó bạn sẽ có thông tin để tư vấn gói chi phí dịch vụ phù hợp, tư vấn ý tưởng logo cho phù hợp.
5 - Hãy xin địa chỉ website của khách hàng
Hãy cứ hỏi khách hàng. Nếu khách hàng có website rồi, bạn sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp của khách hàng. Xem các thông tin trên website sẽ giúp bạn hiểu được tầm vóc quy mô, sản phẩm, dịch vụ, địch hướng, phong cách,… để từ đó tư vấn ý tưởng logo và các gói chi phí phù hợp nhất cho khách hàng. Nếu khách hàng chưa có thì cũng là cơ hội để bạn tư vấn thêm dịch vụ thiết kế website nữa. Vậy là cùng một khách hàng, bạn có tiềm năng ký được hai hợp đồng. Còn tất nhiên, nếu khách hàng chưa có hoặc chưa có nhu cầu làm website thì cũng không sao cả. Nên việc của bạn là cứ hỏi thôi. Hãy hỏi đểu hiểu về khách hàng và để tư vấn tốt nhất cho họ.
6 - Hãy tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm, dịch vụ, về công ty, về bản thân khách hàng qua facebook cá nhân hoặc zalo của họ
Các cụ đã có câu. Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Nếu khách hàng là người có tiền, hướng đến sản phẩm cao cấp mà bạn lại cứ tư vấn cho họ những ý tưởng phổ thông, ít tiền thì khách hàng cũng không mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu họ không yêu cầu quá cao, họ đơn giản chỉ cần có một website tương đối mà bạn lại cứ hướng vào các gói cao cấp hoặc không có định hướng cho họ. Thì khả năng bạn không ký được hợp đồng là rất cao. Để là một nhân viên tư vấn giỏi, hiệu quả (tiền nhiều), bạn cần luôn phải ghi nhớ: hãy hiểu về khách hàng và tư vấn phù hợp nhất cho họ. Không phải giá cả, hãy là phù hợp và tốt nhất cho khách hàng. Muốn vậy, bạn cần phải luôn lưu ý hiểu về khách hàng.
7 - Nếu khách hàng có dấu hiệu muốn có logo mà không mất tiền (miễn phí) :)
Các dấu hiệu có thể là:
- Bên bạn có cái logo vận tải nào không nhỉ?
- Bên bạn thiết kế tặng mình một logo được không?
- …
Có một số khách hàng nghĩ việc thiết logo là đơn giản và muốn miễn phí :). Đối với các khách hàng này, chúng ta hãy cứ nói chuyện lịch sự. Nhưng nên nói sớm về việc bên mình cung cấp dịch vụ như: “Nếu bạn cần thì bên mình có cung cấp dịch vụ thiết kế logo bạn nhé”. Chữ “dịch vụ” ở đây là đủ để khách hàng biết việc làm logo là mất phí, không miễn phí. Khi đó, một là khách hàng sẽ đồng ý, hai là khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu hoặc không trả lời bạn. Điều này cũng giúp nhân viên tư vấn tránh mất thời gian cho các khách hàng muốn có một sản phẩm tốt mà lại miễn phí. Trong khi họ và chúng ta không có một mối quan hệ nào với nhau. Dành tối thiểu thời gian cho các khách hàng này là điều cần thiết để bạn có nhiều thời gian tư vấn cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
8 - Trao đổi với khách hàng về chi phí dịch vụ thiết kế logo
Khi cảm thấy đã hiểu về công ty, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng của khách hàng hoặc khách hàng chủ động hỏi về chi phí, bạn có thể gửi các gói dịch vụ cho khách hàng. Nên gửi các gói chi phí, để khách hàng có nhiều lựa chọn. Điều đó giúp tăng tỷ lệ ký hợp đồng.
Bài viết sẽ tiếp tục được cập nhật trong thời gian tới. Chúc các bạn thành công!
20 ấn phẩm nhận diện thương hiệu cho công ty
Dưới đây là danh sách 20 ấn phẩm nhận diện thương hiệu cho các công ty được biết đến:
- Logo: Biểu tượng đồ họa đại diện cho thương hiệu, thường đi kèm với tên công ty hoặc sản phẩm.
- Slogan: Câu khẩu hiệu ngắn gọn và dễ nhớ thể hiện tinh thần hoặc giá trị của thương hiệu.
- Bảng màu sắc: Bảng màu chính thức của thương hiệu, thường sử dụng trong tất cả các vật liệu tiếp thị và quảng cáo.
- Font chữ: Phông chữ chính thức được sử dụng cho tất cả các tài liệu liên quan đến thương hiệu.
- Website: Giao diện trực tuyến thể hiện thông tin về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ.
- Thiết kế đồ họa của sản phẩm: Gói bao bì, nhãn hàng hoặc hướng dẫn sử dụng.
- Video quảng cáo: Video dùng để quảng bá và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Biểu ngữ: Banner hoặc biển quảng cáo trên các địa điểm công cộng hoặc sự kiện.
- Brochure: Tài liệu giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Ảnh sản phẩm chuyên nghiệp: Hình ảnh chất lượng cao của sản phẩm được sử dụng trong các tài liệu quảng cáo.
- Hồ sơ công ty (Company profile): Tài liệu tổng quan về công ty, bao gồm lịch sử, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
- Email signature: Chữ ký email chứa logo và thông tin liên hệ của công ty.
- Banner trên trang mạng xã hội: Hình ảnh hoặc video quảng cáo được hiển thị trên các trang mạng xã hội.
- Packaging: Bao bì sản phẩm với thiết kế phù hợp với thương hiệu.
- Card visit: Thẻ danh thiếp chứa thông tin cơ bản và logo của công ty.
- Ứng dụng di động: Ứng dụng điện thoại di động cung cấp dịch vụ hoặc thông tin của công ty.
- Banner trên trang web: Hình ảnh quảng cáo được hiển thị trên các trang web.
- Quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Quảng cáo trên truyền hình, radio hoặc trên các bản in.
- Danh thiếp: Danh thiếp cá nhân với thông tin liên lạc và logo của công ty.
- Hộp quà tặng: Hộp quà đặc biệt có thiết kế độc đáo và chứa các sản phẩm của công ty.
Kết luận: Các ấn phẩm nhận diện thương hiệu rất quan trọng để xây dựng và duy trì sự nhận diện của một công ty trên thị trường. Bằng cách sử dụng các phương tiện này một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và gắn bó với khách hàng, giúp tăng cường sự tin cậy và tạo ra lợi ích kinh doanh dài hạn.
10 lợi ích khi bạn thiết kế logo đẹp, chuyên nghiệp cho công ty
Dưới đây là 10 lợi ích khi bạn thiết kế logo đẹp và chuyên nghiệp cho công ty:
- Tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ: Logo là điểm bắt đầu của mọi tương tác với khách hàng. Một logo đẹp và chuyên nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng tích cực và ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng.
- Xác định thương hiệu: Logo là biểu tượng đại diện cho giá trị, tầm nhìn và phong cách của công ty. Nó giúp khách hàng nhận diện và kết nối với thương hiệu của bạn.
- Tạo sự tin cậy: Một logo chuyên nghiệp cho thấy sự chuyên nghiệp và uy tín của công ty, giúp tăng cường niềm tin từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Tạo ra sự nhất quán và nhận diện thương hiệu: Logo chính là điểm nhấn của bất kỳ hoạt động quảng cáo hoặc tiếp thị nào. Một logo đẹp và nhận diện dễ dàng giúp tạo ra sự nhất quán trong các chiến lược tiếp thị và quảng cáo.
- Tăng tính cạnh tranh: Một logo đẹp và chuyên nghiệp có thể giúp công ty nổi bật hơn trong thị trường cạnh tranh, thu hút sự chú ý của khách hàng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Thu hút đối tượng mục tiêu: Thiết kế logo có thể được tinh chỉnh để phù hợp với đối tượng mục tiêu của công ty, từ đó tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn và thu hút được đúng khách hàng mà bạn muốn.
- Dễ dàng áp dụng trên nhiều nền tảng: Một logo đẹp và chuyên nghiệp sẽ dễ dàng được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, từ trang web, sản phẩm, đến marketing vật phẩm và chiến dịch quảng cáo.
- Giữ cho thương hiệu "sống động" và hiện đại: Thiết kế logo cần phản ánh xu hướng thiết kế hiện đại và phù hợp với thị hiếu của đối tượng mục tiêu, giúp thương hiệu luôn duy trì sự "sống động".
- Dễ dàng nhớ và chia sẻ: Một logo đẹp và độc đáo dễ dàng nhớ và chia sẻ, từ đó tạo ra hiệu ứng viral và tăng cơ hội tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng.
- Tăng giá trị thương hiệu: Một logo đẹp và chuyên nghiệp không chỉ là biểu tượng của thương hiệu mà còn là một tài sản có giá trị, có thể tăng giá trị toàn diện cho công ty trong mắt cả khách hàng và nhà đầu tư.
Kết luận: Việc thiết kế logo đẹp và chuyên nghiệp không chỉ là một nhu cầu mà còn là một đầu tư chiến lược mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển và thành công của công ty trong thị trường cạnh tranh ngày nay.