Giao diện website đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của website. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách thiết kế giao diện website tuyệt vời. Mục tiêu của bạn là thiết kế giao diện hữu ích, hấp dẫn và thân thiện với người dùng nhất có thể. Để đạt được mục tiêu đó, bạn cần tuân thủ quy trình thiết kế giao diện website chuyên nghiệp được giới thiệu trong bài viết này!

Có ba giai đoạn chính của thiết kế giao diện website đẹp, đó là: Nghiên cứu người dùng, thiết kế và tạo mẫu, đánh giá.

Nghiên cứu người dùng

Quy trình thiết kế giao diện website
 
Mục tiêu của giao diện website là mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải hiểu người dùng của bạn là ai? Nhu cầu người dùng là gì? Mức độ kiến thức và kỹ năng của họ?...

Đây là giai đoạn được yêu cầu trong tất cả các dự án thiết kế website. Lúc này, nhà thiết kế sẽ làm việc với doanh nghiệp để tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của họ cũng như yêu cầu của chính doanh nghiệp và giao diện website. Khi đã có đầy đủ các thông tin này, quá trình thiết kế giao diện website sẵn sàng để bắt đầu. Nếu bỏ qua bước nghiên cứu, sẽ có rất nhiều rủi ro khiến cho nỗ lực thiết kế giao diện của bạn bị thất bại. 

Thiết kế và tạo mẫu

Thiết kế và tạo mẫu


Phác thảo

Bước đầu tiên chính là phác thảo giao diện website sẽ được xây dựng. Ở bước này, nhà thiết kế nên làm rõ các yếu tố nào được xuất hiện và đặt tại vị trí nào trên website; số lượng cột, vị trí điều hướng... nhưng không chi tiết. Thiết kế giao diện thực sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau bằng cách tham chiếu bản phác thảo.

Các công việc chính:
 
  1. Chọn phần tử giao diện. Chọn các phần tử xuất hiện trên giao diện như:

    1. Điều khiển đầu vào : nút, trường văn bản, menu thả xuống...

    2. Thành phần điều hướng : breadcrumb, thanh trượt, trường tìm kiếm, phân trang, icon

    3. Thành phần thông tin : chú giải công cụ, icon, thanh tiến trình, thông báo, hộp thông báo...

  2. Sắp xếp, lên bố cục một cách có mục đích: Xem xét các mối quan hệ không gian giữa các mục trên trang và cấu trúc trang dựa trên mức độ quan trọng. Vị trí khác nhau của các mục trên giao diện có thể thu hút sự chú ý khác nhau. Cố gắng tập trung sự quan tâm đến những thông tin quan trọng, hỗ trợ khả năng quét và đọc.

Giai đoạn này không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Nhưng nó hữu ích khi nhà thiết kế giao tiếp với khách hàng, người dùng vì nó cho phép họ hình dung ý tưởng dễ dàng hơn (so với chỉ mô tả bằng lời nói). Bản phác thảo này cũng dễ dàng sửa đổi, giúp thực hiện tất cả quy trình hiệu quả hơn.

Thiết kế nguyên mẫu

Nhà thiết kế dựa vào bản phác thảo đã thống nhất với khách hàng để xây dựng một bản mẫu có độ trung thực cao của giao diện website (front-end). Mặc dù mẫu có thể không đầy đủ chức năng nhưng nó thường cung cấp cho người dùng khả năng nhấp vào các thành phần giao diện, mô phỏng cách website thực sự hoạt động.

Mẫu có thể có hoặc không bao gồm các yếu tố thiết kế đã hoàn thiện. Ở giai đoạn này, bên thiết kế và khách hàng có thể thảo luận về cách hoạt động của các phân tử và tính năng trên giao diện. Nó giúp kiểm tra các ý tưởng cũng như thực hiện một số thay đổi ở giai đoạn đầu của dự án.
 
► Xem thêm: Công cụ thiết kế giao diện website

Thiết kế giao diện cuối cùng

Sau khi chốt phương án phác thảo và bản mẫu, bước tiếp theo là tập trung vào thiết kế trực quan tất cả các yếu tố. Bản giao diện này thể hiện tất cả các đồ họa, kiểu chữ, màu sắc và các yếu tố trang khác của giao diện hoàn chỉnh. Nó giúp khách hàng hiểu sản phẩm website cuối cùng trông như thế nào. Và nếu không có gì cần điều chỉnh, giao diện này sẽ được sử dụng cho bước lập trình, phát triển website.
 
Những công việc ở bước này:
 
  • Phối màu: Lựa chọn bảng màu phù hợp với sản phẩm và hấp dẫn về mặt tâm lý. Quy tắc phối màu phổ biến là 60% sẽ là màu chủ đạo, 30% là màu phụ và 10% là màu nhấn.

  • Tạo phần tử dựa trên phong cách chung: Xác định cấu trúc chung và các thành phần thiết kế nhất định của các phần tử trong giao diện người dùng. Kết hợp một số hiệu ứng như đổ bóng, transparent, gradient...

  • Chọn kiểu chữ: Các kích thước, phông chữ và cách sắp xếp khác nhau của văn bản để dễ đọc và phân cấp rõ ràng

Đánh giá

Đánh giá
 
Việc đánh giá cần được đưa vào tất cả các giai đoạn của quá trình thiết kế. Mục đích chính của nó là đánh giá chất lượng thiết kế, phân tích mức độ phù hợp với người dùng và có đáp ứng được nhu cầu của người dùng hay không. Sau đó, tiến hành bước tiếp theo hoặc chỉnh sửa và hoàn chỉnh lại bước thiết kế đó. Với việc đánh giá như vậy từ các bên liên quan như người dùng cuối, nhóm thiết kế và khách hàng, xác suất tạo ra giao diện website hấp dẫn được tăng lên đáng kể.

Nhiệm vụ chính của bước này là kiểm tra:
 
  • Giao diện có duy trì luồng nội dung, mang đến giá trị cho người dùng không?

  • Khả năng đáp ứng của giao diện trên các kích thước màn hình khác nhau

► Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế giao diện website

Trên đây là một vài chia sẻ của Tất Thành về quy trình thiết kế giao diện website người dùng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các bước thiết kế giao diện website và áp dụng hiệu quả cho dự án website của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế giao diện website chuyên nghiệp, sáng tạo, hãy liên hệ ngay với Tất Thành để được tư vấn chi tiết!