Chào các bạn,

Chúng ta ai cũng thường xuyên hoặc ít nhất cũng vài lần tiếp xúc, sử dụng với công cụ soạn thảo WordPress hay cụ thể là với mỗi đề mục thì xài cái thẻ heading này.
 

Tuy vậy không nhiều người hiểu đúng bản chất của thẻ heading là gì và cách sử dụng thẻ heading này trên trang như thế nào để tối ưu tốt nhất cho SEO Onpage.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về thẻ heading, cũng như cách bố trí thẻ heading đúng cách để phát huy hiệu quả tốt nhất cho SEO.
 

1. Thẻ Heading H1-H6 là gì?

Thẻ Heading H1-H6 bạn có thể hiểu đơn giản, nó là những dòng text được bôi đậm, được in hoa hay tô màu để làm nổi bật những nội dung cần chú ý ở nội dung trên trang.

Khi lướt web, đọc blog, bạn rất dễ nhìn thấy nó dưới định dạng là tiêu đề bài viết, những đề mục trong phần nội dung chính. Ngoài ra sẽ còn 1 vài vị trí khác trên page mà mặc định của themes, người ta có quy ước để làm nổi bật riêng.

Như bạn thấy ở hình này, bài viết có tiêu đề và các đề mục chính được nổi bật. Đó không phải là người ta ấn nút Bold, cho màu bình thường đâu, mà là sử dụng thẻ Heading Tags tích hợp sẵn trong công cụ soạn thảo WordPress.

Đó là định nghĩa theo kiểu bình dân, dễ nhớ dễ hiểu.

Còn theo định nghĩa chuẩn code HTML từ W3Schools:

Định nghĩ thẻ Heading từ W3School

<h1> – <h6> tags được sử dụng để định nghĩa những Headings trên 1 Web Document. Tức là để định nghĩa những tín hiệu mở đầu, đáng chú ý, bao quát nội dung trên 1 webpage.
 

Theo W3Schools : “Cặp thẻ <h1> </h1> là thẻ heading bắt buộc, tiên quyết, phải có đầu tiên trên mỗi web page, không thể thiếu ở nội dung trên trang. Và <h6> </h6> là cặp thẻ có độ ưu tiên cuối cùng, ít quan trọng hơn so với các cặp thẻ khác”

Cấu trúc thứ bậc của thẻ Heading sẽ là như này :

Cấp bậc thẻ heading

<h1>Main Heading</h1>

         <h2>Secondary Heading</h2>

                  <h3>Sub Secondary Headings</h3>

                           <h4>Heading 4</h4>

                  <h3> sub secondary headings 2</h3>

        <h2>Secondary Heading 2</h2>

2. Thẻ Heading có công dụng gì trong SEO?

Vậy ngoài yếu tố giúp đẹp nội dung, trang trí bài viết thì thẻ Heading này có công dụng gì trong SEO và Google dựa vào để đánh giá cao những nội dung sử dụng thẻ Heading đúng cách ?

Khi bạn sử dụng thẻ Heading, thông thường là h1 sẽ dành cho tiêu đề và nó có định dạng to đùng nhất, nổi bật nhất, tiếp theo là đến h2 rồi h3.

Công dụng thứ nhất, đối với Searcher (người dùng – người đọc – người tìm kiếm Google), dĩ nhiên và luôn luôn là bạn phải xây dựng nội dung, giao diện cho người dùng trước. Bằng việc sử dụng thẻ Heading đúng cách bạn sẽ gia tăng trải nghiệm người dùng trên website.

Searcher truy cập vào trang web của bạn và nhìn thấy những nội dung được sắp xếp với các thẻ đề mục rõ ràng, ý chính nổi bật. Họ dễ dàng xác đinh được nội dung này là cần thiết hay không, cũng như tiếp thu thông tin trên trang của bạn dễ dàng hơn.

Đó là đối với người dùng, còn với Google Spider, khi bạn sử dụng thẻ Heading đúng cách, bạn đã giúp các robot tìm kiếm duyệt qua dữ liệu và hiểu được một cách rõ ràng về cấu trúc nội dung trên trang của bạn. Mặc dù còn cần rất nhiều thuật toán khác để xác định được nội dung, cấu trúc dữ liệu bạn muốn nói là gì, có phù hợp người dùng không.

Nhưng, hãy nhớ rằng thẻ Heading chính là tín hiệu ưu tiên để Google nhận định và index đúng cấu trúc nội dung website của bạn.

Việc thao tác sử dụng nó thì rất đơn giản, WordPress có sẵn cho bạn hết rồi. Tuy nhiên sử dụng bố trí đúng từng thẻ thì chắc rằng không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp, thẻ h1 dùng như nào, các thẻ khác dùng ra sao thì phát huy công dụng tốt nhất cho SEO Onpage.

3. Cách sử dụng thẻ Heading tốt nhất cho SEO.

Đối với thẻ H1:

Sử dụng như tiêu đề của bài viết trên trang, xác định phát biểu/ ý chính/ câu khái quát nào tổng quát nhất nội dung trên trang, bao quát được những gì bạn muốn người đọc nhận ra qua bài viết thì cho vào thẻ H1.

Mặc định code sẽ định sẵn giúp bạn H1 là tiêu đề, khi bạn publish bạn viết, phần tiêu đề chứa đường link để click vào sẽ là H1.Vì vậy, khi bạn điền vào ô này:
 

Mặc định của Themes sẽ là thẻ H1, nên bạn lưu ý, mỗi webpage chỉ nên chứa 1 thẻ H1 thôi, tuy rằng nó tốt cho SEO nhưng nếu lạm dụng là sẽ mệt với Google vì bạn sẽ bị nghĩ là spam.

Lúc này, bạn sử dụng tiếp thẻ H2 như sau:

Khi bạn viết 1 nội dung lên trang, sẽ có 1 đoạn intro, hay vài câu intro (giới thiệu) ngắn về nội dung. Sau đoạn ngắn này, bạn sẽ dùng lại tiêu đề như là để nhấn mạnh nội dung chính.

Lúc này bạn dùng thẻ H2 cho câu đó. Nó kiểu như này:
 

 Sử dụng từ khóa chính trong thẻ H1 : như mình đã nói, thẻ H1 được dùng cho tiêu đề mà tiêu đề thì bạn nên và rất nên chứa từ khóa chính trong này.
Từ khóa chính sử dụng trong thẻ H1 (tiêu đề) càng gần vị trí đầu tiên càng tốt.

Với thẻ H3, H4:

bạn sử dụng nó như Sub-Heading, phân cấp cho đề mục thôi. Ví dụ mục số 1 lớn bên trong lại có mục a nhỏ, b nhỏ. Kiểu như vậy để tăng tính thân thiện nội dung với người dùng và bot google thì dễ phân hóa cấu trúc nội dung chính mà bạn hướng tới.
Thông thường với các bài post dạng in-depth article, ultimate guide tên 3k từ thì mình cũng chỉ dùng đến thẻ h3, nhiều lắm là h4 chứ không dùng qua thẻ h5,h6 làm gì.

4. Cách kiểm tra thẻ Heading của 1 trang web.

Có nhiều add-on trình duyệt hỗ trợ check các yếu tố Onpage khá tốt. Tuy nhiên về cái Heading này thì mình không cầu kì làm gì, bạn chỉ cần check phần tử “inspect” hoặc view page source rồi Ctrl + F gõ h1, h2 là ra hết.

Muốn biết toàn trang phân bố thẻ Heading như thế nào, bạn right click vào vùng trống trên trang, view page source rồi Ctrl F để xem phân bố từng thẻ

Hoặc để kiểm tra xem 1 dòng Heading là H2, thì bôi đen và right click -> inspect :

5. Kết luận

Như mình đã nói, có nhiều add-on trình duyệt hỗ trợ bạn check Onpage rất tốt. Mình sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn qua những bài viết tiếp theo.

Onpage có rất nhiều yếu tố cần làm nhưng nhìn chung là nó đơn giản, trong đó thẻ heading là một trong rất nhiều yếu tố khác của Onpage mà bạn cần nắm rõ cách sử dụng ngay từ khi gõ những dòng văn bản đầu tiên lên website.

Bạn nên đọc qua Cẩm nang hướng dẫn cách làm SEO Onpage chi tiết mình đã viết để có kiến thức nền tảng về SEO Onpage cho một website.

Có thắc mắc gì về cách sử dụng thẻ heading hoặc bạn có nhu cầu hiểu rõ hơn về yếu tố nào trong SEO, hãy để lại bình luận mình sẽ viết bài để đáp ứng nhu cầu học SEO của bạn nhé 😉