Tuy được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi băng thông website là gì? Nếu bạn đang tìm kiếm và muốn hiểu rõ thêm về khái niệm này thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.
1. Khái niệm băng thông website là gì?
Nói theo cách dễ hiểu, nếu ví website là ngôi nhà, hosting là mảnh đất chứa căn nhà và tên miền là địa chỉ thì băng thông website chính là con đường để đi vào ngôi nhà đó. Vì thế một băng thông lớn cũng tương tự một con đường vào nhà rộng, nhiều người có thể vào nhà cùng một lúc mà không gây ra tình trạng tắc nghẽn, quá tải.
Còn về khái niệm chính thức thì băng thông website hay Bandwidth được dùng để chỉ dung lượng tải đi, tải về tối đa của một website trong một giây và thường được đo lường thống kê theo tháng (thông thường).. Vì thế, nếu băng thông dung lượng nhỏ mà lượng dữ liệu lưu chuyển trong một khoảng thời gian là lớn thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá tải băng thông, khiến website không vào được hoặc báo lỗi "509 Bandwidth limit Exceeded".
2. Cách kiểm tra dung lượng băng thông của website
Việc nắm bắt được dung lượng băng thông đã sử dụng trong một khoảng thời gian sẽ giúp người quản trị website nắm rõ hơn về tình hình hoạt động của website cũng như thực hiện một số thay đổi nếu lượng người truy cập lớn mà băng thông không đủ hoặc ngược lại. Trong phần này, thiết kế website Tất Thành sẽ chia sẻ đến bạn 5 bước kiểm tra dung lượng băng thông của website trên hosing cPanel.
Bước 1: Lấy thông tin truy cập khu vực quản trị hosting của website. Thông thường, khi khách hàng đăng ký hosting cho website thì sẽ được nhà cung cấp cung cấp cho những thông tin này qua email.
Lấy thông tin đăng nhập
Bước 2: Click vào địa chỉ truy cập được cung cấp trong email (Nếu bạn đang sử dụng Google Chrome thì sẽ xuất hiện thông báo như hình dưới, click vào tiếp tục truy cập để tiếp tục)
Tiếp tục nếu nhận được cảnh báo
Bước 3: Sử dụng thông tin lấy được ở bước 1 để đăng nhập CPanel
Bước 4: Xem thông tin tổng quan về dung lượng băng thông mà bạn đã sử dụng, nếu mục traffic hiện màu đỏ chứng tỏ bạn đã sử dụng quá băng thông. Thông tin ghi ở bên dưới là lượng băng thông đã vượt.
Xem thông tin về băng thông ở mục hướng mũi tên
Bước 5: Xem thông tin chi tiết về mức băng thông đã sử dụng mức băng thông đã mua và mức băng thông đã vượt quá trong mục traffic Usage
Xem thông tin chi tiết trong traffic Usage
3. Băng thông bao nhiêu là đủ
Việc nắm rõ được lượng băng thông website cần sử dụng sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn gói băng thông phù hợp, tránh việc băng thông quá ít khiến khách hàng truy cập bị lỗi "509 Bandwidth limit Exceeded" hoặc băng thông quá dư thừa tốn chi phí.
Để tính được lượng băng thông cần sử dụng, bạn sẽ phải dựa vào 2 yếu tố cơ bản là dung lượng website và lượng khách truy cập trung bình 1 tháng.
Dung lượng lưu trữ website
Giải sử bạn đang chuẩn bị
thiết kế website bán hàng online thì cần chuẩn bị những thành phần và nội dung chuẩn như sau:
- Toàn bộ các thành phần mã nguồn sau thiết kế có dung lượng xấp xỉ 30Mb
- Một bài post với số ký tự tối đa sẽ có dung lượng khoảng 30Kb
- Hình ảnh minh họa cho sản phẩm, bài tin sẽ tốn thêm khoảng 50Kb tùy độ phân giải hình ảnh
- Trang landing page giới thiệu sản phẩm, cửa hàng của bạn sẽ có dung lượng khoảng 5Mb
Và tùy theo một số nhu cầu khác mà bạn có thể lập ra một bảng thống kê chi tiết về dung lượng cần sử dụng của website như sau:
Tên |
Số lượng |
Dung lượng |
Mã nguồn Code 30Mb |
1 |
30Mb |
Bài Post 30Kb |
1000 |
30Mb |
Ảnh đại diện cho bài viết 50Kb |
1000 |
50Mb |
Trang landing page giới thiệu 5Mb |
2 |
10Mb |
Linh tinh khác |
15Mb |
Tổng |
135 Mb |
Với website ví dụ trên, bạn chỉ cần sử dụng một gói hosting có dung lượng 300Mb là dư cho việc sử dụng và dung lượng dư thừa cũng giúp bạn thoải mái hơn nếu muốn tạo thêm một số video hoặc landing page,...
Dung lượng băng thông cần thiết
Với một website với dung lượng như trên, trung bình mỗi lượt truy cập vào một trang trên website sẽ vào khoảng 100Kb. Tùy theo ước tính cũng như số liệu thống kế mà bạn có thể chọn băng thông phù hợp. Ví dụ trung bình một ngày website của bạn có 1000 lượt truy cập và mỗi lượt xem 3 trang thì một tháng trang web của bạn sẽ cần khoảng 9Gb. Với thông số trên, bạn sẽ cần thuê một hosting có băng thông khoảng 10-12Gb để đề phòng cho các trường hợp truy cập tăng bất chợt.
4. Bóp băng thông và cách phòng tránh
Hiện nay, tại một số đơn vị cung cấp dịch vụ hosting và băng thông kém uy tín thường xảy ra vấn nạn "bóp băng thông". Vậy bóp băng thông là gì? Theo cách hiểu đơn giản, bóp băng thông là việc một ai đó chủ động làm giảm "tốc độ" của một đường truyền Internet xuống mức thấp hơn tốc độ tối đa nó có thể truyền tải được. Việc bóp băng thông thường được áp dụng trên các trang web và các địa chỉ IP nhất định vì thế rất khó để kiểm tra bằng các công cụ hỗ trợ đo lường.
Bóp băng thông và cách khắc phục
Vậy làm thế nào để xác định băng thông mà bạn đang sử dụng có bị bóp hay không? Nếu bạn nghi nhờ đường truyền của mình đang bị nhà mạng bóp băng thông, hãy thực hiện nhiều lần, một bài kiểm tra trong suốt cả tháng về dung lượng băng thông có thể sẽ hữu ích đối với bạn, nếu kết quả cho thấy băng thông nhà bạn đột nhiên bị giảm vào những ngày cuối tháng, khả năng cao băng thông của bạn đã bị nhà mạng điều tiết giảm xuống.
Bên cạnh đó còn rất nhiều kiểu bóp băng thông khác như: bóp băng thông Netflix, YouTube, MMOG,... với việc kiểm tra khó khăn hơn.
Vậy có cách nào để phòng tránh tình trạng này hay không? Mạng riêng ảo (VPN) là một phương pháp tốt nhất và được nhiều người sử dụng nhất để loại bỏ tình trạng bóp băng thông này. Khi bạn sử dụng VPN, các gói dữ liệu sẽ được mã hóa vì thế ISP của bạn sẽ không thể phát hiện bạn đang truy cập vào trang web nào và do đó không thể thực hiện bóp băng thông. Tuy nhiên việc sử dụng VPN có thể sẽ khá khó khắn với những người không quá am hiểu về công nghệ. Do vậy, nếu muốn sử dụng một dịch vụ mà không bị bóp băng thông, tốt hơn hết bạn hãy tìm một nhà cung cấp dịch vụ uy tín.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi băng thông website là gì? Băng thông bao nhiêu là đủ? mà Tất Thành muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về băng thông cũng như tính toán lượng băng thông website mình cần. Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!