Broken link là gì? Chúng có ảnh hưởng gì đến website của bạn? Làm sao để tìm thây các liên kết này trên website và xử lý nhanh chóng? 

Bài viết này chính là câu trả lời hoàn hảo để bạn hiểu hơn về Broken link hay lỗi 404 google, lỗi 404 trên website. Nguyên nhân xảy ra Broken link, cách kiểm tra và xử lý đơn giản nhất. Trước hết, hãy tìm hiểu:

Broken link là gì? 

Broken link hay còn gọi là dead link là liên kết trên một website bị hỏng (tức là đã chết), liên kết không còn hoạt động, mang lại trải nghiệm người dùng kém. 

Khi bấm vào các liên kết này, người dùng sẽ gặp tình trạng lỗi 404 trên website hay lỗi 404 google, không đến được trang đích như mong muốn. Broken link không những gây ra trải nghiệm người dùng không tốt khiến họ không thể truy cập đến thông tin như mong muốn. Mà còn ảnh hưởng đến thứ hạng SEO website và không được Google đánh giá cao.

Xem thêm:

Vậy, nguyên nhân gây ra lỗi link 404 google là gì? 

Dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn đến lỗi 404 google: 
  • Lỗi nhập sai URL
  • URL trước đó có thể bị thay đổi, chỉnh sửa
  • Trang web đích đã xóa trang web liên kết (đích thực là lỗi link 404)
  • Trang web đich không tồn tại hoặc đã chuyển tên miền
  • Trang web được liên kết bị chặn bởi các công cụ tìm kiếm hoặc danh sách truy cập hạn chế trên trang web.

Cách kiểm tra Broken link và xử lý lỗi 404 trên website đơn giản

Làm thế nào để check link 404 trên website của bạn để khắc phục tình trạng có quá nhiều Broken link?

Khi truy cập vào một liên kết bị hỏng, không còn tồn tại. Khách hàng của bạn sẽ tự động chuyển sang tìm kiếm các thông tin họ muốn trên website của đối thủ. Đây là một điểm bất lợi lớn khiến bạn mất đi khách truy cập, mất traffic, mất đi khách hàng.

Chính vì thế, bạn cần kịp thời "check link die" này trên website của mình để khắc phục nhanh chóng tình trạng link chết, mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất.

Có nhiều cách để check link 404, Broken link. Trong đó, cách đơn giản nhất mà bạn nên sử dụng thử chính là công cụ ahrefs.

Thực hiện thao tác như sau để xác định link 404 trên website nhỏ:
  • Site Explorer -> Tên miền -> Outgoing links -> Broken links.
Ahrefs là công cụ check link die tuyệt vời. Bạn có thể kiểm tra lỗi 404 google cho bất kỳ trang web nào để xác định Broken links. 

Nếu website của bạn có lượng liên kết "khủng", bạn có thể sử dụng ahrefs với cấu trúc như sau để kiểm tra: 
  • Site Audit -> Project -> External Pages -> HTTP status codes -> link 404

Ngoài ra, bạn cũng có thể check link 404 bằng Google search console. Với các trang WordPress bạn có thể cài đặt plugin Kiểm tra liên kết bị hỏng cực đơn giản.

Cách sửa lỗi 404 trên website của bạn

Bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách để khắc phục vấn đề Broken link như sau:
  • Thay thế các liên kết bị hỏng bằng các liên kết trực tiếp: Tùy thuộc vào số lượng liên kết bị hỏng bạn tìm thấy trên trang web của mình. Nếu bạn ít liên kết, bạn chỉ mất vỏn vẹn 5 phút, nhưng nếu website của bạn có số lượng kiên kết hỏng, link chết nhiều, bạn có thể mất cả tháng để thực hiện việc này, 
  • Xóa hẳn các liên kết

Cách sửa link 404 đối với các liên kết ngược (backlink)

Với các link chết tồn tại trong website do bạn quản trị thì việc khắc phục thật đơn giản. Nhưng với các liên kết ngược trỏ tới trang web của bạn thì quả là một vấn đề khó. Bởi bạn không có quyền truy cập trang web của người khác để xóa hoặc thay đổi nó. Bạn không thể kiểm soát các liên kết ngoài web của mình.
 
Tuy nhiên, bạn có thể giải quyết Broken Link với các bước sau đây để khắc phục link 404 tốt nhất:

Bước 1: Tìm tất cả các liên kết ngược (backlink) đã chết, không còn hoạt động. 
Bước 2: Khắc phục lỗi 404 trên website với các cách làm sau:
  • Liên hệ với trang web chứa liên kết và yêu cầu khắc phục: Bạn nên liên hệ và cho họ biết về trường hợp mình đang mắc phải. Họ có thể sửa nó hoặc xóa hẳn liên kết.
  • Chuyển hướng (301):  Đôi khi bạn có thể thay đổi URL liên kết và quên chuyển hướng.  
  • Tái tạo và thay thế nội dung tại URL bị hỏng 
  • Chuyển hướng (301) trang bị hỏng sang một trang có liên quan khác trên trang web của bạn
Bạn có thể thực hiện theo thứ tự lần lượt như các cách mà chúng tôi liệt kê để đạt kết quả tối ưu nhất.

Chú ý, khi chuyển hướng các liên kết, bạn chỉ nên chuyển sang những nội dung, chủ đề có liên quan hoặc tương tự với anchotext cụ thể. Việc chuyển hướng rất dễ gây nhầm lẫn. Hơn nữa, việc chuyển hướng các liên kết bị hỏng đến trang chủ cũng không phải là một giải pháp tốt. Bởi khách truy cập muốn tìm thấy nội dung cần thiết, không muốn chuyển đến trang chủ của bạn.

Trên đây là một vài chia sẻ để bạn nhận biết broken link là gì? Link chết, link hỏng hoặc lỗi 404 trên website nguyên nhân do đâu và cách xử lý tốt nhất. Mong rằng, từ những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn tự khắc phục được tình trạng link 404 và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất khi truy cập website.