Nghề làm tư vấn, kinh doanh luôn gặp tình huống khách hàng chê giá cao. Trong bài viết này, Tất Thành sẽ chia sẻ với bạn một số góc nhìn để bạn hiểu rõ nhất và nâng cao năng lực của bản thân.
Thế nào là giá cao?
Phải nói thật là dù bạn có báo giá ở mức giá như thế nào đi nữa thì vẫn có khách hàng phản hồi bạn là giá cao. Chỉ khác nhau ở số lượng khách hàng phản hồi là giá cao nhiều hay ít mà thôi. Đây là thứ xảy ra thường xuyên trong kinh doanh, ở bất kể ngành nghề nào. Thế nên chuyện này xảy ra như cơm bữa, nên bạn cũng không cần phải suy nghĩ nhiều. Chỉ cần hiểu rõ để có những chọn lựa chính xác, điều chỉnh khi cần, chứ suy nghĩ nhiều cũng chẳng giải quyết được điều gì cả.
Tại sao nó lại là vấn đề xảy ra thường xuyên như cơm bữa?
Vì thực tế cuộc sống nó thế :D. Cùng là món ăn, nhưng có món chỉ vài chục nghìn (như bát phở, bát bún, bát cháo,…) nhưng cũng có món vài trăm, vài triệu (như tôm hùm, vi cá mập,…), thậm chí là vài chục triệu cũng có (như các món ăn xa xỉ được rắc bột vàng chẳng hạn). Một đôi giầy bán đại hạ giá ngoài vỉa hè, có giá từ vài chục đến một hai trăm nghìn. Nhưng các đôi giày hàng hiệu, xịn hơn, tốt hơn thì có thể có giá từ vài trăm, vài triệu, thậm chí hàng chục triệu. Một cái điện thoại dùng để nghe gọi là chính, điện thoại nào cũng vậy. Nhưng cũng có cái vài trăm, vài triệu, thậm chí vài chục triệu tùy nhu cầu của người sử dụng.
Bạn thấy không? Giá cả là vô cùng và khoảng giá cho một chủng loại sản phẩm là vô cùng rộng. Thế nên trong kinh doanh, người ta cũng chẳng quan tâm lắm việc giá đắt hay rẻ. Mà họ quan tâm, “giá trị, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ có tương xứng với giá cả hay không”. Nếu nó tương xứng thì giá cả đó là phù hợp, là hợp lý. Hàng rẻ như đôi giày bày bán ngoài vỉa hè vẫn có người mua, vẫn có khách hàng phù hợp. Mà đôi giày tốt hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn,… trong cửa hàng có giá chục triệu vẫn có người mua, vẫn có khách hàng phù hợp. Đó là cách cuộc sống vận hành. Thế nên, việc khách hàng này thấy sản phẩm này là phù hợp thì họ thấy giá cả nhiều tiền là ok, còn khách hàng không phù hợp với sản phẩm đó thì họ sẽ chê là giá đắt.
Việc của người tư vấn, của công ty đó là chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ tương xứng với giá cả. Tìm kiếm và tư vấn khách hàng phù hợp, loại bỏ các khách hàng không phù hợp. Tất nhiên là sẽ gặp khá nhiều khách hàng chê giá đắt :D. Không sao cả, họ không phù hợp với giá trị và giá cả mà bạn.
Ví dụ về sự phù hợp của khách hàng với chất lượng, chi phí của sản phẩm và dịch vụ
Ví dụ để có được 60 triệu, bạn muốn ký 20 hợp đồng 3 triệu hay 3 hợp đồng 20 triệu? Tất nhiên, nhiều người thích phương án ký 3 hợp đồng 20 triệu để có 60 triệu. Đều là một kết quả, nhưng có nhiều con đường. Và mỗi người thì phù hợp với những con đường riêng của họ. Không có đúng hay sai. Tất cả đều là sự phù hợp và bạn có khả năng làm được không? Bởi thông thường thì ký và thực hiện 3 hợp đồng 20 triệu sẽ ít vất vả và phát sinh hơn ký và thực hiện 20 hợp đồng 3 triệu. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó.
Khách hàng làm loại 20 triệu sẽ có ít hơn khách hàng làm loại 3 triệu. Thế nên người hướng đến nhóm khách hàng 20 triệu sẽ gặp phải hoặc phải loại bỏ rất nhiều khách hàng nhóm 3 triệu chê giá cao (cũng đúng thôi). Nhưng nhóm khách hàng có yêu cầu đối với sản phẩm, chất lượng cao cấp cũng sẽ từ chối các công ty cung cấp dịch vụ ở mức 3 triệu. Bởi tiền nào của lấy, họ đều hiểu. Thế nên, bạn đã hiểu thế nào là khách hàng phù hợp chưa với chi phí sản phẩm dịch vụ chưa?
Chốt lại
Công việc của người làm tư vấn, kinh doanh là tìm kiếm và tập trung vào các khách hàng sẵn sàng chi trả mức chi phí phù hợp với định hướng chất lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ. Và luôn hiểu, sẽ có khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và mức giá họ đưa ra. Hãy tập trung vào khách hàng phù hợp của mình. Bỏ qua các khách hàng không phù hợp, chê giá cả đắt hoặc thậm chí là chê rẻ quá. Không bao giờ cả 100% hay đa số khách hàng liên hệ sẽ phù hợp với mức giá mà bạn đưa ra. Bạn hãy chứng minh giá cả mà bạn đưa ra là phù hợp với chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Cách thức bạn tư vấn cũng phản ánh một phần đó.
Chúc các bạn thành công!
20 ấn phẩm nhận diện thương hiệu cho công ty
Dưới đây là danh sách 20 ấn phẩm nhận diện thương hiệu cho các công ty được biết đến:
- Logo: Biểu tượng đồ họa đại diện cho thương hiệu, thường đi kèm với tên công ty hoặc sản phẩm.
- Slogan: Câu khẩu hiệu ngắn gọn và dễ nhớ thể hiện tinh thần hoặc giá trị của thương hiệu.
- Bảng màu sắc: Bảng màu chính thức của thương hiệu, thường sử dụng trong tất cả các vật liệu tiếp thị và quảng cáo.
- Font chữ: Phông chữ chính thức được sử dụng cho tất cả các tài liệu liên quan đến thương hiệu.
- Website: Giao diện trực tuyến thể hiện thông tin về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ.
- Thiết kế đồ họa của sản phẩm: Gói bao bì, nhãn hàng hoặc hướng dẫn sử dụng.
- Video quảng cáo: Video dùng để quảng bá và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Biểu ngữ: Banner hoặc biển quảng cáo trên các địa điểm công cộng hoặc sự kiện.
- Brochure: Tài liệu giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty.
- Ảnh sản phẩm chuyên nghiệp: Hình ảnh chất lượng cao của sản phẩm được sử dụng trong các tài liệu quảng cáo.
- Hồ sơ công ty (Company profile): Tài liệu tổng quan về công ty, bao gồm lịch sử, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
- Email signature: Chữ ký email chứa logo và thông tin liên hệ của công ty.
- Banner trên trang mạng xã hội: Hình ảnh hoặc video quảng cáo được hiển thị trên các trang mạng xã hội.
- Packaging: Bao bì sản phẩm với thiết kế phù hợp với thương hiệu.
- Card visit: Thẻ danh thiếp chứa thông tin cơ bản và logo của công ty.
- Ứng dụng di động: Ứng dụng điện thoại di động cung cấp dịch vụ hoặc thông tin của công ty.
- Banner trên trang web: Hình ảnh quảng cáo được hiển thị trên các trang web.
- Quảng cáo trên phương tiện truyền thông: Quảng cáo trên truyền hình, radio hoặc trên các bản in.
- Danh thiếp: Danh thiếp cá nhân với thông tin liên lạc và logo của công ty.
- Hộp quà tặng: Hộp quà đặc biệt có thiết kế độc đáo và chứa các sản phẩm của công ty.
Kết luận: Các ấn phẩm nhận diện thương hiệu rất quan trọng để xây dựng và duy trì sự nhận diện của một công ty trên thị trường. Bằng cách sử dụng các phương tiện này một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và gắn bó với khách hàng, giúp tăng cường sự tin cậy và tạo ra lợi ích kinh doanh dài hạn.
10 lợi ích khi bạn thiết kế logo đẹp, chuyên nghiệp cho công ty
Dưới đây là 10 lợi ích khi bạn thiết kế logo đẹp và chuyên nghiệp cho công ty:
- Tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ: Logo là điểm bắt đầu của mọi tương tác với khách hàng. Một logo đẹp và chuyên nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng tích cực và ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng.
- Xác định thương hiệu: Logo là biểu tượng đại diện cho giá trị, tầm nhìn và phong cách của công ty. Nó giúp khách hàng nhận diện và kết nối với thương hiệu của bạn.
- Tạo sự tin cậy: Một logo chuyên nghiệp cho thấy sự chuyên nghiệp và uy tín của công ty, giúp tăng cường niềm tin từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Tạo ra sự nhất quán và nhận diện thương hiệu: Logo chính là điểm nhấn của bất kỳ hoạt động quảng cáo hoặc tiếp thị nào. Một logo đẹp và nhận diện dễ dàng giúp tạo ra sự nhất quán trong các chiến lược tiếp thị và quảng cáo.
- Tăng tính cạnh tranh: Một logo đẹp và chuyên nghiệp có thể giúp công ty nổi bật hơn trong thị trường cạnh tranh, thu hút sự chú ý của khách hàng và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Thu hút đối tượng mục tiêu: Thiết kế logo có thể được tinh chỉnh để phù hợp với đối tượng mục tiêu của công ty, từ đó tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn và thu hút được đúng khách hàng mà bạn muốn.
- Dễ dàng áp dụng trên nhiều nền tảng: Một logo đẹp và chuyên nghiệp sẽ dễ dàng được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, từ trang web, sản phẩm, đến marketing vật phẩm và chiến dịch quảng cáo.
- Giữ cho thương hiệu "sống động" và hiện đại: Thiết kế logo cần phản ánh xu hướng thiết kế hiện đại và phù hợp với thị hiếu của đối tượng mục tiêu, giúp thương hiệu luôn duy trì sự "sống động".
- Dễ dàng nhớ và chia sẻ: Một logo đẹp và độc đáo dễ dàng nhớ và chia sẻ, từ đó tạo ra hiệu ứng viral và tăng cơ hội tiếp cận với đông đảo khách hàng tiềm năng.
- Tăng giá trị thương hiệu: Một logo đẹp và chuyên nghiệp không chỉ là biểu tượng của thương hiệu mà còn là một tài sản có giá trị, có thể tăng giá trị toàn diện cho công ty trong mắt cả khách hàng và nhà đầu tư.
Kết luận: Việc thiết kế logo đẹp và chuyên nghiệp không chỉ là một nhu cầu mà còn là một đầu tư chiến lược mang lại nhiều lợi ích to lớn cho sự phát triển và thành công của công ty trong thị trường cạnh tranh ngày nay.
Xem các bài viết liên quan:
|