Kinh nghiệm quản lý website

Trong khi nhiều chủ sở hữu website hào hứng tham gia và thay đổi website thì cũng có nhiều người bị choáng ngợp với công việc quản lý website. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, đừng bỏ qua những chia sẻ của Tất Thành về kinh nghiệm quản lý website trong bài viết dưới đây!

Làm quen với website

Làm quen với website
 
Dù bạn là người mới hay có kinh nghiệm quản lý website, bạn cũng nên làm quen với website mới để quản lý và sử dụng nó hiệu quả hơn. 

Tìm hiểu xem những công cụ nào được sử dụng trên website và mức độ kiểm soát của bạn với nội dung. Nếu không thông qua công ty thiết kế website để thực hiện những thay đổi với website của mình, rất có thể bạn đang sử dụng một hệ thống quản trị nội dung (CMS) nào đó. Tự làm quen với CMS của website và yêu cầu được hướng dẫn (nếu cần) để sử dụng nó đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu những hạn chế và các quy trình công việc cụ thể nào cần tuân theo khi quản lý website.

Nếu bạn đươc cung cấp template thiết kế hoặc nội dung, hãy đảm bảo chúng rõ ràng và bạn có phần mềm cần thiết để sử dụng.

Nếu đang có ý định thực hiện những thay đổi lớn, cần quan tâm đến các phương thức dự phòng của website. Nếu quá trình thay đổi bị lỗi, có cách nào để khôi phục nội dung không?

Nói chung, hiểu những điều có thể làm được với website là rất quan trọng để thiết lập nền tảng quản lý website phù hợp. 

Kiểm soát truy cập website

Các website có thể gặp rắc rối khi có nhiều người tham gia cập nhật mà không có sự phối hợp chặt chẽ. Giải pháp cho điều này chính là kiểm soát và giới hạn quyền truy cập một cách hợp lý. Hãy xem xét giới hạn quyền truy cập tương ứng với nhiệm vụ của mỗi người trong website và đảm bảo rằng bất kỳ ai có quyền truy cập website của bạn đều có nhiệm vụ rõ ràng và được trải qua khóa đào tạo thích hợp.

Ví dụ, nhân viên content website chỉ được quyền thực hiện các thay đổi về nội dung: tin tức, sản phẩm, hình ảnh... do mình thực hiện. Quản lý content có quyền kiểm soát nội dung của tất cả nhân viên content, chỉnh sửa và phê duyệt nội dung trước khi cho hiển thị trên website. Quản trị viên có quyền truy cập và thực hiện tất cả hoạt động trên website...

Hãy cân nhắc chỉ định một người hoặc một nhóm người xem xét/ kiểm tra bất kỳ thay đổi nào trên website để tránh sai sót cũng như sự không nhất quán trong các yếu tố thiết kế và nội dung website.

Cập nhật thường xuyên

Cập nhật thường xuyên
 
Cập nhật website thường xuyên là nguyên tắc hàng đầu khi quản lý website. Một website được cập nhật thường xuyên sẽ tốt cho SEO và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, việc thực hiện cập nhật website thường xuyên cũng giúp bạn hoàn thiện kỹ năng quản lý website của mình. Nếu bạn chỉ thực hiện các thao tác đó vài tháng một lần, bạn có thể lại bắt đầu từ đầu. Thậm chí có người còn quên cả mật khẩu đăng nhập website sau thời gian dài không làm gì trên đó.
Đừng bỏ qua việc tổ chức website
Tổ chức website kém có thể là rào cản cho nỗ lực quản lý website của bạn. Để làm cho công việc của mình dễ dàng hơn, hãy xem xét những điều sau:
  • Tổ chức tệp nội dung logic, tránh các tệp trùng lặp hoặc lỗi thời. Xem lại, cập nhật những tệp lỗi thời và xóa bỏ những tệp không sử dụng khỏi website.

  • Đừng làm lộn xộn cấu trúc website. Đảm bảo điều hướng rõ ràng và được tối ưu hóa cho người dùng. Hiện nay có rất nhiều hướng dẫn và chia sẻ về cấu trúc website mà bạn có thể tham khảo, nhưng nếu bạn thấy khó hiểu với nó, hãy xây dựng cấu trúc mà bạn cảm thấy hợp lý và tốt nhất cho người dùng.

  • Sử dụng các công cụ tổ chức để giúp lập kế hoạch và triển khai hoạt động một cách chính xác và đơn giản hơn.

  • Tạo tài liệu quy trình cơ bản: Nếu có các hoạt động quản lý thường cần thực hiện, hãy ghi lại các bước cần thiết để tham khảo nhanh trong tương lai. Tài liệu này cũng rất có ít cho người mới vào và giảm đáng kể thời gian training của bạn.

Đây chỉ là một số cách để giúp bạn quản lý website của mình tốt hơn. Hãy tìm hiểu những cách làm phù hợp nhất và triển khai nó!
Liên hệ với chuyên gia khi cần giúp đỡ
Liên hệ với chuyên gia khi cần giúp đỡ
 
Kinh nghiệm quản lý website cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là trong tình huống không thể giải quyết, trước khi mọi việc tồi tệ hơn, hãy liên hệ với chuyên gia để được giúp đỡ!

Đừng ngại ngần yêu cầu sự trợ giúp từ công ty thiết kế/phát triển website khi cần thiết. Đặc biệt là khi website mới được bàn giao, có thể phải mất một khoảng thời gian để bạn có thể hoàn toàn tự chủ trong việc quản lý website của mình. Đưa ra yêu cầu và hiểu các tùy chọn của mình để được hỗ trợ về website. Nếu như bạn liên tục cần hỗ trợ về các nhiệm vụ tương tự, hãy tìm hiểu xem có cách nào cho phép bạn tự hoàn thành các yêu cầu này trong tương lai hay không. Ngoài ra, đầu tư và các công cụ và công nghệ thích hợp sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài. Nếu bạn không thể quản lý website của mình một cách chính xác nữa, đã đến lúc xem xét cập nhật website!

► Xem thêm: Cách quản lý trang web bán hàng

Trên đây là kinh nghiệm quản lý website mà Tất Thành muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những kinh nghiệm trong bài viết có thể giúp bạn tự tin hơn trong việc quản lý website của mình. Chúc bạn thành công!