Tất Thành khai xuân Canh Tý vào ngày mùng 6 tháng Giêng (30/1/2020 dương lịch). Trong không khí tưng bừng của ngày đầu xuân năm mới, chúng tôi mở màn bằng "tiết mục khai xuân" tại công ty, cùng nhau nâng ly và chúc công ty một năm mới phát triển với nhiều bứt phá và thành công hơn nữa.

Tiết mục khai xuân Canh Tý 2020

Sau tiết mục khai xuân, SẾP Nguyễn Quyết Thắng phát biểu về phương hướng hoạt động của công ty trong năm mới, mục tiêu được đề ra cùng lời chúc mừng năm mới đầy ý nghĩa đến toàn bộ anh chị em nhân viên trong công ty. Ở phần cuối của tiết mục khai xuân, những phong bao lì xì đỏ thẫm được trao tới tay mỗi thành viên trong đại gia đình Tất Thành như một lời chúc từ SẾP TỔNG.

Lì xì đầu năm từ SẾP
Lì xì đầu năm từ SẾP chúc cho năm mới "Vạn sự như ý, an khang thịnh vượng"

Và để tiếp tục cho một ngày khai xuân đầy vui vẻ, Tất Thành đã lên kế hoạch ăn uống vui chơi cực thú vị.

Cụ thể, theo lịch trình được đề ra, chúng tôi đã tự chuẩn bị bữa ăn trưa cùng nhau tại công ty. Những nồi lẩu nghi ngút khói cùng các nguyên liệu thơm ngon truyền thống được hoàn thiện bằng đôi bàn tay của tất cả mọi thành viên Tất Thành. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, chúng tôi nhanh chóng có một bữa trưa vui vẻ, quây quần.

Bữa tiệc khai xuân đơn giản mà ấm cúng của đại gia đình Tất Thành
Bữa tiệc khai xuân đơn giản mà ấm cúng của đại gia đình Tất Thành
 

Kế hoạch ăn trưa với món lẩu truyền thống đã thành công rực rỡ

Sau kế hoạch ăn trưa thành công rực rỡ, lịch trình tiếp theo của Tất Thành là chuyến đi lễ chùa cầu may. Những ngày đầu tiên của năm mới bao giờ cũng là thời điểm lý tưởng nhất để đi chùa, xin tài lộc, sức khỏe, may mắn và đây cũng là một trong những truyền thống được thực hiện nhiều năm nay tại Tất Thành.

 Toàn cảnh nhìn trên cao Địa Tạng Phi Lai Tự
Toàn cảnh nhìn trên cao Địa Tạng Phi Lai Tự

Điểm đến cho chuyến "du xuân Canh Tý" của Tất Thành là một ngôi chùa cổ nghìn năm ở Hà Nam với cái tên tràn đầy khí thế "Địa Tạng Phi Lai Tự" hay còn được gọi tắt là Chùa Địa Tạng. Theo đó thì Địa Tạng là tên của một vị bồ tát được thờ phụng tại chùa còn Phi Lai thì có một câu chuyện sâu sa hơn. Cụ thể, chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XI, theo tương truyền ngôi chùa đã có thời gian được vua Trần Nghệ Tông chọn làm nơi ở ẩn và là nơi vua Tự Đức đến cầu tự. Chữ Phi Lai ở đây được vua Tự Đức nói khi xuống đến chân núi: Phi Lai, được hiểu là có thể quay trở lại hoặc không. Từ đó chùa được đặt tên là Địa Tạng Phi Lai Tự - có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật.

Bia đá ghi tên chùa được đặt ngay trước lối vào
Bia đá ghi tên chùa được đặt ngay trước lối vào

Địa Tạng Phi Lai Tự

Khởi hành từ hơn 12h trưa, chúng tôi đặt chân đến chùa Địa Tạng vào khoảng hơn 2h chiều, hôm nay là một ngày thời tiết đẹp và cực kỳ thuận lợi cho một chuyến du xuân vãn cảnh. Bước xuống xe, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về chùa địa tạng là không khí yên bình khác biệt. Dù có khá nhiều du khách đến thăm và vãn cảnh chùa vào ngày đầu năm nhưng dòng người được sắp xếp đi lại trật tự theo một cách rất riêng mà tôi chưa thấy ở bất kỳ một ngôi chùa nào trước đó (Đó là điều gì thì tôi sẽ bật mí trong phần chi tiết nhé ^^).

Tổng thể, chùa Địa Tạng Phi Lai được xây dựng bên trong một khu rừng thông xanh mướt với liên tiếp 5 đồi thông nằm sát nhau, kiến trúc chùa bao gồm tòa nhà Tam Bảo ở chính giữa, khu điện thờ Đức Ông, khu thờ đức Thánh Hiền và nhà thờ tổ. Bên cạnh các khu thờ phật là những khu nhà ở dành riêng cho tăng ni, phật tử ở trong chùa, khu giảng đường để giảng kinh hàng ngày và khu nhà khách cho những người tham gia các khóa tu tại chùa.

Khuôn viên trong chùa

Đặt những bước chân đầu tiên vào khuôn viên của chùa, một phong cách rất riêng mà tôi đã nói ở phần trên, đó là việc hầu như tất cả phần sân dẫn vào chùa đều được trải bằng sỏi màu trắng chứ không lát gạch đỏ như những ngôi chùa khác. Nhưng điểm đặc biệt ở đây là trước mỗi phần sân được rải sỏi trắng sẽ là một tấm biển với dòng chữ "Khổ hải vì là biển nên xin hãy đi trên bờ", trên mỗi phần sân được rải sỏi trắng sẽ có những đường đá khác nhau dẫn đến những khu thờ riêng biệt, khi vào khu thờ yêu cầu người vào thăm bỏ giày dép. Cách làm đặc biệt này đã giúp hình thành nên một sự trật tự riêng, dù người đến vãn cảnh có đông đúc thì vẫn tạo ra một dòng người nhất định, không có cảnh chen lấn, xô đẩy thường xuất hiện ở những khu đông người khác. Những viên dỏi trắng tinh cũng khiến cho lòng người đến chùa cảm giác thanh thoát, không còn lo nghĩ đến những bộn bề của cuộc sống nữa.

Tấm biển nhắc nhở du khách "hãy đi trên bờ"

Đến thăm chùa Địa Tạng, ngoài việc được hành hương khấn Phật ngắm cảnh, tập thể Tất Thành còn có một trải nghiệm leo núi khá thú vị. Leo theo triền núi từ phía bên phải của chùa, chúng tôi được chiêm ngưỡng một thảm thực vật đa dạng với đủ các loại cây từ sim rừng, cây leo, lan, thông,... với đủ các màu sắc vô cùng rực rỡ.

Leo đến đỉnh đồi và thả tầm mắt ra xa còn có thể nhìn thấy toàn cảnh ngôi chùa bên rừng thông vô cùng xinh đẹp. Một số hình ảnh của chùa và tập thể Tất Thành tại chùa:
 

Các thành viên Tất Thành leo núi vãn cảnh chùa


Một góc Địa Tạng Phi Lai tự


Địa Tạng Phi Lai Tự có thảm thực vật đa dạng đủ màu sắc


Một số ảnh chụp kỷ niệm của các thành viên Tất Thành tại khu vực hội chợ của chùa



Khu vực hội chợ chay trước khuôn viên chùa


Một số hình ảnh của Địa Tạng Phi Lai Tự


Đẹp và yên bình đến lạ

Kết thúc chuyến du xuân đầu năm đến Địa Tạng Phi Lai Tự, mọi người lên xe ra về và kết thúc chuyến đi với những điều mới, trải nghiệm mới, chuẩn bị một tinh thần hết mình cho năm mới đầy thành công!!!