Gần đây, thiết kế website Tất Thành có một tình huống khách hàng muốn nhân bản website. Nên tiện thể, chúng tôi viết một bài viết nhỏ để chia sẻ với các bạn luôn. Vì đây cũng là một tình huống khá phổ biến khi khách hàng thiết kế website. Các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website hay gặp phải. Và mỗi công ty thì có chính sách khác nhau.
 

Một yêu cầu nhân bản website tại thiết kế website Tất Thành

Nhân bản website là gì?

Khi khách hàng xây dựng xong một website mà họ muốn có một website giống hệt chức năng và giao diện, nội dung của website đó nữa. Khi đó, chúng ta có thể nhân bản website hiện có ra làm một website nữa. Việc nhân bản website này thì có thể hiểu đơn giản như việc bạn copy một folder dữ liệu vậy. Sau khi copy bạn sẽ có một folder có cấu trúc và dữ liệu giống hệt folder gốc. Tất nhiên, đối với website thì không đơn giản như vậy. Nhưng hiểu một cách đơn giản thì là vậy. 

Nhân bản website cần làm các công việc gì?

 
Như trên đã nói, việc nhân bản website có bản chất tự việc copy thư mục dữ liệu nhưng phức tạp hơn. Việc này cần người có kiến thức chuyên môn thì mới có thể làm được. Dưới đây là một số công việc: 
  1. Kiểm tra hosting, server chứa website nhân bản có tương thích với mã nguồn của website được nhân bản hay không.
  2. Tiến hành nhân bản code, database và dữ liệu của website gốc.
  3. Upload code, database và dữ liệu của website nhân bản lên hosting, server có tương thích.
  4. Cấu hình, cài đặt một số thông số trong website, hosting hoặc server để hosting, server nhận website nhân bản.
  5. Xử lý các công việc liên quan đến tên miền của website mới
  6. Trong một số tình huống có thể phải nâng cấp, chỉnh sửa code để fix các lỗi phát sinh khi nhân bản website.
  7. Kiểm tra một số thông số trong quy trình test website để đảm bảo website chạy tốt, quản trị được dữ liệu như website gốc.
  8. Xử lý một số tình huống phát sinh ngoài ý muốn (điều này cũng rất hay gặp).
  9. Bảo trì, hỗ trợ khi khách hàng sử dụng website nhân bản. 
Nói qua thì cũng khá nhiều đầu việc. Còn thực tế làm việc thì còn mất nhiều thời gian và công sức hơn. Chính vì vậy việc nhân bản website thường mất phí. Đơn vị thiết kế website nhân bản website cũng phải làm nhiều việc chứ không đơn giản như việc copy folder. Trong khi khá nhiều khách hàng lại cho rằng việc này đơn giản và không mất phí :D. Chúng tôi hy vọng, sau khi đọc bài viết này thì khách hàng có thể hiểu rõ hơn. Tất nhiên là phí cũng không được quá cao. Nhưng việc mất phí là hoàn toàn đúng các bạn nhé. Còn chi phí thì tùy theo chính sách của từng công ty các bạn nhé.

Nếu bạn bận, bạn đọc đến phần trên là đã nắm được các ý chính rồi. Còn nội dung dưới đây thiết kế website Tất Thành sẽ phân tích sâu hơn một chút để các bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu cũng có được thông tin các bạn nhé.

1. Kiểm tra hosting, server chứa website nhân bản xem có tương thích với mã nguồn của website hay không?


  Điểm này là cực kỳ quan trọng. Nếu không tương thích thì không thể cài đặc website lên hosting hoặc server được. 

Hiện tại, có hai công nghệ phổ biến dùng để phát triển website. Đó là ASP.NET của Microsoft chạy trên nền tảng hệ thống Window. Hai là PHP của cộng đồng mã nguồn mở chạy trên nền tảng hệ thống Linux. Tạm thời thì có thể coi là mã nguồn của nền tảng này rất khó để chạy tốt, hoàn hảo trên hệ thống của nền tảng khác. Mặc dù ngày nay, hai nền tảng này đang được nâng cấp để hỗ trợ tốt cho nhau. Nhưng trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều tình huống phát sinh. Mà người xử lý nhiều khi không thể xử lý được hoặc không am hiểu để xử lý.

Chính vì vậy, tốt nhất là mã nguồn website của bạn làm trên nền tảng nào thì hãy thuê hosting hoặc server của nền tảng đó để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Đi sâu vào từng hệ thống, thì mã nguồn website cũng đòi hỏi tương thích với các phiên bản nhất định. Không phải hosting thuộc nền tảng window là có thể hỗ trợ mọi mã nguồn ASP.NET. Mà tùy theo công nghệ, phiên bản mã nguồn sẽ đòi hỏi các cấp độ server về phiên bản hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý website,… khác nhau. Việc này cũng cần các đơn vị phát triển website kiểm tra mới đảm bảo một cách chính xác việc website có thể cấu hình, cài đặt lên hosting dự kiến sử dụng. Việc kiểm tra này cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm, trình độ và mất thời gian để xử lý. 

2. Tiến hành nhân bản code, database và dữ liệu website

Bạn có thực sự biết hay đã từng một lần nhân bản code, database và dữ liệu website hay chưa? Nếu chưa từng thì bạn không làm được đâu vì sẽ phát sinh lỗi. Nhưng đó là điều bình thường. Việc nhân bản code thì khá đơn giản. Nhưng việc nhân bản database thì không quá khó những cũng không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Nếu làm sai thì sẽ dễ phát sinh các lỗi không đáng có cho website đang chạy và các website được nhân bản. Việc này thường được làm rất cẩn thận, theo đúng quy trình thì sẽ giúp website được nhân bản hoạt động tốt nhất có thể.

3. Upload code, database, dữ liệu website nhân bản lên hosting, server


  Việc này đòi hỏi người có kinh nghiệm, trình độ về setup website mới có thể làm được. Người không có kiến thức kinh nghiệm thực tế thì không thể làm nổi. Tùy theo mức độ dữ liệu và tùy loại công nghệ phát triển website mà việc này có thể mất nhiều thời gian hoặc ít thời gian. Trong một số trường hợp, việc upload có thể phát sinh lỗi khiến phải fix lỗi hoặc mất thời gian upload lại. Việc upload cũng có nhiều cách nhanh chậm khác nhau tùy thuộc vào việc hosting, server hỗ trợ cách thức upload thế nào.

Nếu hosting, server của website nhân bản do đơn vị thiết kế website trực tiếp quản lý thì đơn giản hơn. Họ có thể truy cập thẳng vào server để thao tác. Còn các cách thức khác thường mất nhiều công sức và thời gian hơn. 

4. Cấu hình, cài đặt một số thông số của website, hosting/server để website nhân bản có thể chạy

Việc cấu hình này cũng phần nào giống việc bạn cài đặt phần mềm, cấu hình một số thông số của phần mềm hay hệ điều hành vậy. Điểm này cũng cần kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành để có thể cấu hình đúng. Đối với người có trình độ thì việc này mất thời gian thôi. Nhưng với người không có chuyên môn thì không thể làm được. Ngay cả khi cố gắng tìm hiểu cũng mất rất nhiều thời gian.

Vì website, tên miền, hosting là một bộ được khớp nối hoàn chỉnh với nhau thì website mới có thể hoạt động được. Vì vậy, khi nhân bản website thì người xử lý phải xử lý công việc cả trên ba nhóm này. Việc này mất khá nhiều thời gian.

5. Xử lý các công việc liên quan đến tên miền

Vì website nhân bản chạy trên một tên miền website mới, nên người kỹ thuật cần phải xử lý một số công việc liên quan đến tên miền. Đó có thể là trỏ tên miền. Hay là xử lý việc khách hàng có www hay không có www đều có thể chạy tốt.

6. Trong một số tình huống phải nâng cấp, fix lỗi khi nhân bản website


  Có thể, trong một số tình huống website được lập trình ăn theo tên miền hoặc một server nào đó. Khi nhân bản thì bạn sẽ cần cập nhật lại các phần này để website có thể tương thích với tên miền, hosting, server mới. Trong một số tình huống bạn sẽ cần nâng cấp website

7. Kiểm tra một số thông số trong quy trình test website để đảm bảo website nhân bản có thể chạy tốt, quản trị tốt

Tùy theo mã nguồn của từng bên, tùy theo công nghệ mà quy trình này có thể gồm nhiều hay ít khâu, đơn giản hay phức tạp. Nó cũng giống việc bạn chuyển nhà vậy. Bạn chuyển đồ từ nhà này sang nhà khác thì bạn luôn cần phải kiểm tra nhiều thứ. Kiểm tra tính tương thích của các đồ bạn chuyển sang với căn nhà mới. Kiểm tra xem có bị mất mát, lỗi của một đồ nào đó không. Trong một số tình huống, đồ bạn mang từ bên cũng sang bên mới sẽ không tương thích. Tất cả những việc đó thì đều cần kiểm tra khi nhân bản website.

8. Xử lý một số tình huống phát sinh ngoài ý muốn

Các hệ thống được móc nối giữa phần cứng và phần mềm. Trong phần mềm thì lại gồm nhiều phần như mã nguồn, cơ sở dữ liệu, dữ liệu website,… Vì vậy khi chuyển sang một hệ thống mới, đặc biệt hosting lại không phải của đơn vị thiết kế website ban đầu. Thì có nhiều tình huống có thể phát sinh. Việc này cũng khó liệt kê. Vì sự móc nối của nhiều phần như trên nên các lỗi có thể đơn giản, cũng có thể phức tạp. Có những lỗi mà người làm có nhiều kinh nghiệm cũng có thể chưa gặp bao giờ. Khi đó sẽ mất thời gian tìm hiểu, phân tích và thử cách xử lý. Việc này cũng mất thời gian, đòi hỏi người xử lý có trình độ và kinh nghiệm cao. 

9. Bảo trì, hỗ trợ khi khách hàng sử dụng website nhân bản


 Website là phần mềm. Vì thế, website chịu sự chi phối một phần của các phần cứng như máy móc, server; của phần mềm như trình duyệt, mã nguồn,… Ví dụ như các trình duyệt Safari, Chrome,… thường xuyên được nhà phát triển nâng cấp. Và khi trình duyệt nâng cấp thì có thể tạo ra các lỗi phát sinh cho website. Vì thế mà website sẽ cần phải được fix lỗi phát sinh do trình duyệt mới có thể hoạt động trơn tru và ổn định được. Là mã nguồn tức có thể có các lỗi phát sinh được tạo ra do quá trình sử dụng. Hoặc khách hàng có thể nâng cấp website chính dẫn đến cần nâng cấp cập nhật cho website nhân bản. Các công việc này thì đơn vị thiết kế website đều phải có người làm việc xử lý, bảo trì website định kỳ. Chính vì vậy, khách hàng có thể phải mất một phần chi phí cho việc này. 

Nếu bạn lưu trữ website nhân bản tại đơn vị thiết kế website ban đầu thì chi phí này có thể miễn phí hoặc được giảm một phần. Chi phí cụ thể phụ thuộc vào công việc thực tế và chính sách của từng đơn vị. 

Sơ bộ thế các bạn ah. Chắc các bạn đã hiểu rõ hơn về việc nhân bản website rồi đúng không :).

Và Tất Thành là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, hiệu quả. Nếu bạn cần thiết kế website công ty, thiết kế website bán hàng thì hãy liên hệ với chúng tôi các bạn nhé :).