SSL đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá độ bảo mật của website trong môi trường Internet. Vậy SSL là gì? Tại sao cần sử dụng SSL? Chứng chỉ SSL tạo ra sự an toàn cho website như thế nào?... Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

SSL là gì?

 

SSL (Secure Sockets Layer) là giao thức mã hóa bảo mật đường truyền được triển khai vào năm 1999. Đây là một giao thức đa mục đích được thiết kế nằm tạo các giao tiếp giữa 2 chương trình ứng dụng trên một cổng định trước (socket 443) để mã hóa toàn bộ thông tin đi/đến.

Một ví dụ phổ biến nhất đó là SSL được sử dụng để bảo mật thông tin liên lạc giữa trình duyệt web và web server

Giao thức này được phát triển bởi Netscape. Tổ chức IETF đã chuẩn hóa SSL và đặt lại tên là TLS (Transport Layer Security). Mặc dù có sự thay đổi về tên nhưng TLS chỉ là một phiên bản mới của SSL. Tuy nhiên, SSL vẫn là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn.

Giao thức SSL hoạt động trên TCP/IP và bên dưới giao thức ứng dụng tầng cao hơn như là HTTP, IMAP, và FTP. 

SSL có thể sử dụng để hỗ trợ các giao dịch an toàn cho rất nhiều ứng dụng khác nhau trên Internet nhưng hiện tại, nó được sử dụng chính cho việc xác thực và mã hóa thông tin giao dịch trên website.

Tại sao phải dùng SSL?

 

SSL hoạt động dựa trên các nguyên tắc bảo mật thông tin:

  • Mã hóa: Bảo vệ đường truyền dữ liệu

  • Xác thực: Đảm bảo máy chủ đang kết nối là chính xác

  • Toàn vẹn dữ liệu: Đảm bảo dữ liệu được gửi đi là chính xác và không bị thay đổi

Dựa trên những nguyên tắc hoạt động trên, có thể rút ra rằng,

Sử dụng SSL để bảo mật:

  • Các giao dịch trực tuyến hoặc các khoản thanh toán trực tuyến khác. Hãy nâng cấp ngay cho mẫu thiết kế website bán hàng trực tuyến của bạn để đảm bảo an toàn khi thanh toán. 

  • Lưu lượng truy cập dựa trên mạng nội bộ, chẳng hạn như mạng nội bộ, chia sẻ tệp, extranet và kết nối cơ sở dữ liệu.

  • Các máy chủ webmail như Outlook Web Access, Exchange và Office Communications Server.

  • Kết nối giữa ứng dụng email client như Microsoft Outlook và email server như Microsoft Exchange.

  • Việc chuyển các tệp qua các dịch vụ HTTPS và FTP, chẳng hạn như chủ sở hữu website cập nhật các page mới hoặc chuyển các tệp lớn.

  • Hệ thống đăng nhập đến các ứng dụng và bảng điều khiển như Parallels, cPanel và các bảng điều khiển khác.

  • Dòng công việc và các ứng dụng ảo như Citrix Delivery Platforms hoặc nền tảng điện toán đám mây.

  • Lưu trữ đăng nhập bảng điều khiển và hoạt động như Parallels, cPanel và các hoạt động khác.

► Sử dụng SSL để Chứng thực doanh nghiệp, tránh giả mạo Website

► Sử dụng SSL để Tăng hiệu quả SEO lên đến 300%: Theo thông tin chính thức từ Google thì công cụ tìm kiếm số 1 thế giới này sẽ đánh giá cao hơn những website có cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL. Đồng nghĩa với việc các website cài SSL sẽ có ưu thế hơn trong việc hiện thị trên kết quả tìm kiểm và tăng lợi thế SEO tổng thể website.
 


Chứng chỉ SSL

Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ SSL là một file dữ liệu nhỏ "trói buộc" kỹ thuật số một khóa mật mã vào một tổ chức cụ thể. Khi được cài đặt trên web server, nó sẽ kích hoạt khóa và giao thức https, cho phép kết nối an toàn từ web server đến browser. 

Chứng chỉ SSL liên kết:

  • Tên miền (domain), tên máy (hostname) và tên máy chủ (server name) với nhau

  • Đặc điểm nhận dạng của tổ chức và vị trí của nó

Một tổ chức cần cài đặt chứng chỉ SSL trên web server của mình để thiết lập kết nối an toàn. Khi chứng chỉ được cài đặt thành công trên server của bạn, giao thức ứng dụng (hay còn gọi là HTTP) sẽ đổi thành HTTPS. Trong đó, "S" là viết tắt của "Secure"

Tùy thuộc vào loại chứng chỉ SSL bạn mua và trình duyệt web của bạn mà chứng chỉ SSL sẽ được hiển thị khác nhau.

Chứng chỉ SSL tạo ra kết nối an toàn như thế nào?

 

Chứng chỉ SSL sử dụng mã hóa khóa công khai. Đây là một loại mật mã đặc biệt khai thác sức mạnh của 2 khóa là các chuỗi dài được tạo ngẫu nhiên: Một là khóa công khai, một là khóa riêng. Khóa công khai có sẵn trong công cộng. Nó có thể được sử dụng để mã hóa bất kỳ tin nhắn nào. Còn khóa riêng do máy chủ giữ.

Để dễ hiểu hoạt động của nó, bạn có thể hình dung máy chủ là Bob và website của bạn là Alice.

  • Khi Alice gửi một tin nhắn cho Bob, cô sẽ dùng khóa công khai để khóa nó lại.

  • Và cách duy nhất để giải mã đó là sử dụng khóa riêng của Bob. Vì Bob là người duy nhất có khóa riêng của mình nên anh ấy là người duy nhất có thể giải mã và đọc tin nhắn của Alice.

  • Nếu tin tắc ăn cắp tin nhắn này trước khi Bob mở nó, tất cả những gì họ nhận được là các đoạn mã hóa mà họ gần như không thể phá vỡ (nếu có thì cũng mất rất nhiều thời gian, vượt qua giá trị của tin nhắn)

⇒ Do đó, hãy cài đặt chứng chỉ SSL để:

  • Giữ dữ liệu an toàn giữa các máy chủ

  • Tăng xếp hạng Google của bạn

  • Xây dựng / Tăng cường niềm tin của khách hàng

  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Có những loại chứng chỉ SSL nào?

 

Extended Validation Certificates (EV): Chứng thư EV SSL cho khách hàng thấy website của bạn có độ bảo mật cao nhất và được rà soát pháp lý kỹ càng. Bất cứ khi nào ai đó truy cập website sử dụng chứng chỉ EV SSL, thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lục với đầy đủ thông tin doanh nghiệp.

► Organization Validated Certificates (OV): Chứng chỉ OV SSL bao gồm xác thực doanh nghiệp và công ty từ một tổ chức phát hành chứng chỉ bằng cách sử dụng quy trình kiểm tra thủ công. Chứng chỉ này giúp tăng cường sự tin tưởng với website, đem lại lợi thế kinh doanh cao hơn. Website của bạn sẽ được kích hoạt "ổ khóa màu vàng".

► Domain Validated Certificates (DV): Chứng chỉ DV SSL chứng thực cho Domain Name (tức là website sẽ được xác thực tên domain) nhưng không đảm bảo về danh tính doanh nghiệp đằng sau website. DV SSL là lựa chọn phổ biến đối với các website có quy mô vừa và nhỏ vì thời gian phát hành nhanh hơn và điểm giá thấp hơn. Website của bạn sẽ được kích hoạt "ổ khóa màu xanh"

► Single Domain Certificates: Chứng chỉ Single Domain cho phép khách hàng bảo mật một tên miền trên một chứng chỉ duy nhất. Ví dụ; chứng chỉ được mua cho www.domain.com sẽ cho phép khách hàng bảo mật bất kỳ và tất cả các page trên www.domain.com. Bản chất đơn giản của chứng chỉ Single Domain lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý một số lượng hạn chế các website.

► Wildcard SSL Certificate: Một chứng thư SSL có thể bảo mật một tên miền duy nhất và các tên miền cấp dưới không giới hạn của miền đó. ví dụ, chức chỉ đại diện cho ".domain.com" cũng có thể được sử dụng để bảo mật cho "payments.domain.com", "login.domain.com". Chứng chỉ này giúp đơn giản hóa các quy trình quản lý bằng cách giảm số lượng chứng chỉ cần được theo dõi.Đối với các doanh nghiệp trực tuyến đang phát triển, chứng chỉ Wildcard cung cấp giải pháp linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho nhiều lần mua chứng chỉ.

 Multi Domain SSL Certificate (MDC): Chứng chỉ Multi-Domain cho phép chủ sở hữu trang web bảo mật nhiều miền riêng biệt trên một chứng chỉ. Ví dụ: một MDC có thể được sử dụng để bảo mật domain-1.com, domain-2.com, domain-3.co.uk, domain-4.net. Điều này giúp đơn giản hóa việc quản lý SSL vì quản trị viên chỉ cần theo dõi một chứng chỉ với ngày hết hạn hợp nhất cho tất cả các tên miền.

► Unified Communications Certificate (UCC): Chứng chỉ truyền thông hợp nhất được thiết kế đặc biệt để bảo đảm môi trường Microsoft® Exchange và Office Communications. Chứng chỉ UC sử dụng trường Subject Alternative Name (SAN) để cho phép khách hàng bao gồm tối đa 100 tên miền trên một chứng chỉ. Chứng chỉ UC cũng hỗ trợ dịch vụ Microsoft Exchange Autodiscover, một tính năng mạnh mẽ giúp dễ dàng quản trị khách hàng.

Trên đây là một số thông tin về SSL và chứng chỉ SSL. Hy vọng những thông tin công ty thiết kế website Tất Thành chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi như "SSL là gì?", "chứng chỉ SSL là gì?" và chứng chỉ SSL mang đến những lợi ích gì cho website của bạn.