Thương mại điện tử là gì? Muốn mua bán dịch vụ hay sản phẩm trên các phương tiện điện tử hoặc thâm nhập vào lĩnh vực này thành công. Hãy nắm rõ khái niệm, phân loại, các hình thức thương mại điện tử và liểu về các luật lệ, quy định của nó. Dưới đây công ty thiết kế web Tất Thành đã tổng hợp lại những kiến thức cần thiết cho những ai muốn bắt đầu con đường thương mại điện tử. 

Nếu bạn đã sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối mạng internet: điện thoại, máy tính bảng, máy tính,... có lẽ bạn đã tham gia vào thương mại điện tử. Nhưng vô tình không để ý nó là gì. Cũng có thể bạn đang là học sinh cần tìm một địa chỉ tin cậy để học về môn thương mại điện tử nhưng chưa biết thương mại điện tử học trường nào? Hay bạn đang là một người có đam mê tìm tòi, kinh doanh, muốn có hướng đi mới nhưng chưa biết thương mại điện tử là gì?
 
Vì tất cả các lý do trên mà bài viết này chúng tôi sẽ giải thích chính xác và chi tiết ngành thương mại điện tử là gì để bạn hiểu và nắm rõ trước khi có các quyết định liên quan đến học, làm việc với thương mại điện tử. Vậy trước hết, các bạn hãy nắm rõ về khái niệm này đã.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử có tên tiếng anh là e-commerce, e-comm hay viết tắt là EC hoặc thương mại internet, đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ có sử dụng internet để thực hiện việc mua bán chuyển tiền, dữ liệu để thực hiện các giao dịch này. Thương mại điện tử thường được sử dụng để chỉ việc bán sản phẩm trực tuyến, nhưng nó cũng có thể mô tả bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua internet.

Các giao dịch kinh doanh này xảy ra hoặc từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp, từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, người tiêu dùng đến người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng đến doanh nghiệp. 

Xem thêm:

Thương mại điện tử được phát triển từ khi nào?

Lịch sử hình thành thương mại điện tử có thể được bắt đầu vào những năm 1960, khi các doanh nghiệp manh nha sử dụng các trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)  để chia sẻ tài liệu kinh doanh với các công ty khác. 
 
Năm 1979, Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ đã phát triển hệ thống dữ liệu điện tử ASC X12 như một tiêu chuẩn phổ quát cho các doanh nghiệp để chia sẻ tài liệu thông qua mạng điện tử.
 
Sau khi số lượng người dùng cá nhân chia sẻ tài liệu điện tử với nhau tăng lên chóng mặt trong những năm 1980, sự gia tăng các kênh cung cấp các dịch vụ, sản phẩm như eBay và Amazon trong những năm 1990 đã cách mạng hóa ngành công nghiệp thương mại điện tử. Người tiêu dùng có thể mua không giới hạn số lượng các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến.

Ghi nhận đơn hàng đầu tiên thông qua hình thức thương mại điện tử được thực hiện vào ngày 11 tháng 8 năm 1994 một người đàn ông bán một chiếc đĩa CD cho bạn bè của mình thông qua trang web của anh ta qua một kênh bán lẻ của Mỹ. Và anh ta đã có người tiêu dùng mua sản phẩm của anh từ một doanh nghiệp thông qua World Wide Web và nó được công nhận là giao dịch thương mại điện tử đầu tiên trong lịch sử.

Sau đó, rất nhiều người đã sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến này nhưng không hề biết thương mại điện tử là gì và họ đã tham gia vào môi trường này từ lúc nào không hay.

Xem thêm:

Lợi ích của thương mại điện tử là gì?

Kể từ đó, thương mại điện tử đã phát triển làm cho các sản phẩm, dịch vụ dễ dàng được khám phá, mua bán dễ dàng hơn thông qua các nhà bán lẻ và thị trường trực tuyến.  
 
Thật vậy, internet trở thành một yêu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, các doanh nghiệp đang học cách tận dụng lợi thế của nó để phát triển thương mại điện tử. 
  • Thị trường toàn cầu. Một cửa hàng thực tế sẽ luôn bị giới hạn bởi một khu vực địa lý mà nó có thể phục vụ. Một cửa hàng trực tuyến, hoặc bất kỳ loại hình kinh doanh thương mại điện tử nào khác sẽ giải quyết vấn đề đó. Tiếp cận thị trường toàn cầu mà không mất thêm chi phí thực sự là một trong những lợi thế lớn nhất của thương mại điện tử.
  • Tính khả dụng. Một lợi ích lớn nữa của thương mại điện tử là việc điều hành một doanh nghiệp trực tuyến thực sự rất đơn giản, nó luôn mở cửa 24/24. Đối với một thương gia, đó là một sự gia tăng đáng kể để họ có thêm cơ hội bán hàng; Với một khách hàng, đó là một lựa chọn thuận tiện và có sẵn ngay lập tức. Không bị giới hạn bởi giờ làm việc, thời gian ngày /đêm các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể phục vụ khách hàng 24/7/365.
  • Tiết kiệm ngân sách. Các doanh nghiệp thương mại điện tử được hưởng lợi từ chi phí hoạt động thấp hơn rất nhiều so với các hình thức kinh doanh thương mại truyền thống. Vì không cần phải thuê nhân viên bán hàng hoặc duy trì tiền cửa hàng thực tế. Khi người bán có thể tiết kiệm chi phí hoạt động, họ có thể cung cấp nhiều hơn các chương trình ưu đãi và giảm giá tốt hơn cho khách hàng của họ. Điều này rất thuyết phục đúng không?
  • Quản lý hàng tồn kho. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tự động hóa quản lý khoảng không quảng cáo của họ bằng cách sử dụng các công cụ điện tử để đẩy nhanh quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán. Nó tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho.
  • Tiếp thị được nhắm mục tiêu chính xác nhất. Với quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng phong phú và cơ hội theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng cũng như xu hướng ngành mới nổi. Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể nhanh chóng xác định và chuyển hướng chiến lược tiếp thị mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ của họ sao cho phù hợp với trải nghiệm người dùng. 
  • Làm việc từ bất cứ đâu. Việc điều hành một doanh nghiệp Thương mại điện tử cho phép bạn bạn không cần phải ngồi trong văn phòng hoặc chỉ ngồi 1 chỗ nào đó. Thứ bạn cần là một máy tính xách tay và một kết nối internet. Bạn cẫn có thể quản lý tốt là tất cả các vấn đề của doanh nghiệp bất cứ nơi nào trên thế giới.
Xem thêm:

Thách thức của thương mại điện tử

Ngoài các ưu điểm thì thương mại điện tử cụng tồn tại không ít những khó khăn, thách thức. Vậy, những khó khăn thách thức của thương mại điện tử là gì?
 
Thiếu sự tin tưởng: Mặc dù các nền tảng thanh toán đã phát triển khá an toàn như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào vẫn chưa hoàn toàn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự nghi ngờ ở cả người mua và người bán dẫn đến nhiều giao dịch không trọn vẹn.
  • Các sản phẩm và dịch vụ không được nhìn, sờ, cầm nắm hoặc cảm nhận tận tay. Mọi người đều thích được xem, sở thử, tận mắt trứng kiến hoặc trải nghiệm thử. Tuy nhiên, họ chỉ có thể xem thông qua hình ảnh, video và mô tả chi tiết về sản phẩm .
  • Yêu cầu truy cập Internet: Điều này là hiển nhiên khi tham gia vào thương mại điện tử, nhưng để có thể mua và bán, bạn cần một thiết bị được kết nối với mạng internet. Ngày nay, phần lớn người dân đều có quyền truy cập, nhưng nó vẫn hạn chế đối với rất nhiều người, rất nhiều khu vực.
  •  Đối thủ cạnh tranh: Khoản đầu tư ban đầu để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử tốn kém khá ít chi phí, nhưng nó tương đương với việc bạn phải đương đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • ... và nhiều hơn nữa các thách thức khác nữa.

Các hình thức thương mại điện tử

Có bốn hình thức thương mại điện tử chính mà bạn cần nắm rõ:

1. B2B  (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp) 

Các doanh nghiệp có khách hàng cũng là doanh nghiệp hoặc tổ chức.

2. B2C (Doanh nghiệp tới người tiêu dùng)

Các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là loại hình thức thương mại điện tử thông thường mà bạn rất dễ thấy.

3. C2B (Người tiêu dùng đền doanh nghiệp)

Các trang web mà người tiêu dùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và doanh nghiệp đặt hàng của họ.  

4. C2C (Người tiêu dùng đến người tiêu dùng)

Các doanh nghiệp tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm giữa người tiêu dùng.

Ngoài các loại thương mại điện tử này, còn có các loại phổ biến khác như  G2C (Chính phủ đến người tiêu dùng), C2G  (Người tiêu dùng đến Chính phủ) hoặc  B2E  (Doanh nghiệp đến nhà tuyển dụng).

Bây giờ bạn đã nắm rõ thương mại điện tử là gì rồi chứ? Mong rằng, với những chia sẻ kiến thức chuyên sâu về thương mại điện tử mà Tất Thành chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ được những lợi thế và khó khăn mà nó mang lại. Chúc bạn có định hướng sáng suốt nhất trong việc học và làm việc của mình!

Xem thêm: